Tại sao Nepal được coi là "tử địa" của máy bay chở khách?

Ngành hàng không của Nepal từ lâu đã bị đánh giá là kém an toàn do không được đào tạo và bảo dưỡng đầy đủ. Thời tiết bất thường và địa hình đồi núi hiểm trở là nguyên nhân chính gây ra các vụ tai nạn máy bay ở Nepal.

Nepal sở hữu một số đường băng ở khu vực hẻo lánh và phức tạp nhất thế giới, được bao bọc bởi những đỉnh núi phủ tuyết gây thách thức cho các phi công thậm chí ngay cả phi công giỏi. Thời tiết cũng có thể nhanh chóng thay đổi tại vùng núi, khiến điều kiện bay trở nên nguy hiểm.


Hiện trường vụ tai nạn máy bay ở Nepal khiến 51 người thiệt mạng hồi năm 2019. (Ảnh: AP).

Địa hình đồi núi hiểm trở, sự khan hiếm đầu tư vào máy bay và cơ sở hạ tầng mới và hệ thống điều tiết kém đã góp phần gây ra những vụ tai nạn hàng không ở Nepal.

Hơn nữa, các đường băng được đặt ở các khu vực miền núi, trong bối cảnh điều kiện thời tiết được biết đến với sự thay đổi đột ngột.

Vào năm 2013, Liên minh châu Âu đã cấm tất cả các hãng hàng không có trụ sở tại Nepal bay trong không phận của mình, với lý do lo ngại về an toàn.

Những vụ tai nạn chết người nhất ở Nepal đã xảy ra tại Sân bay Quốc tế Tribhuvan ở Kathmandu, nằm trên độ cao 1.338 mét so với mực nước biển. Địa hình ở đây đặc biệt khó khăn vì nó nằm trong một thung lũng hẹp hình bầu dục và được bao quanh bởi những ngọn núi cao lởm chởm, có nghĩa là máy bay có ít không gian để cơ động hơn.

Tuy nhiên, hầu hết các phi công đều khẳng định rằng các đường hạ cánh dốc hơn và hẹp hơn trên dãy Himalaya thậm chí còn khó định hướng hơn.

Các máy bay nhỏ hơn có động cơ phản lực cánh quạt, chẳng hạn như máy bay Twin Otter bị rơi hôm 29/5 vừa qua mới có thể đến đây chứ các máy bay phản lực lớn hơn thì không thể. Tuy nhiên, những chiếc máy bay nhỏ lại bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi điều kiện thời tiết khắc nghiệt ở Nepal, khi chúng có thể bị gió thổi lệch đường bay.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất