Tại sao người uống rượu bia dễ gây tai nạn giao thông?

Nghị định 46/2016 nghiêm cấm uống rượu khi điều khiển ô tô. Người lái xe gắn máy sẽ bị phạt khi nồng độ cồn vượt quá 50 miligam trên 100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam trong một lít khí thở. Mức phạt tăng dần theo nồng độ rượu trong máu.

Bác sĩ Huỳnh Thanh Hiển, Bệnh viện Tâm thần TP HCM, cho biết đơn vị rượu là lượng rượu tương đương 10 ml rượu nguyên chất hay 25 ml rượu mạnh 40 độ hoặc 200 ml bia 5 độ cồn. Uống 2 đơn vị rượu trở lên thì nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc 0,4 mg/1 lít khí thở. Hầu hết các nước trên thế giới bắt đầu xử phạt từ nồng độ này nên nhiều người chỉ uống dưới 1,5 lon bia để không bị phạt nếu cảnh sát kiểm tra nồng độ cồn.

Lượng rượu uống vào cơ thể và nồng độ khi kiểm tra còn phụ thuộc vào tình trạng chức năng gan, thận và thời gian từ lúc uống đến lúc kiểm tra. Người suy giảm chức năng gan, thận thì nồng độ sẽ cao hơn và thời gian dài hơn.


Khi uống 2 đơn vị rượu trở lên thì nồng độ sẽ vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc 0,4 mg/1 lít khí thở. (Ảnh: medicalnewstoday).

Đặc thù Việt Nam có mật độ lưu thông dày đặc nên luật cấm uống rượu khi điều khiển ôtô nghiêm khắc hơn và chỉ người lái cần dương tính với cồn đã bị xử phạt.

Theo bác sĩ Hiển, các ảnh hưởng cấp của rượu lên não bộ người uống như sau:

Bác sĩ Hiển cảnh báo, rượu làm chậm phản ứng của não trước các tình huống cần đưa ra quyết định và phản ứng tức thời, phản xạ bị chậm nên người uống rượu điều khiển xe rất dễ gây ra tai nạn giao thông. Giả sử ôtô đang lưu thông với tốc độ 50km/h, chỉ cần phản ứng chậm đạp phanh một giây thì xe đã lao về phía trước 13,8m, gây nguy hiểm trên đường.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất