Tại sao nữ phi hành gia vào Thiên Cung-1 sau cùng?
Ngày 18/6, sau 3 giờ lắp ghép thành công Thần Châu-9 với Thiên Cung-1, các nhà du hành vũ trụ Trung Quốc đã vào trong mô-đun phòng thí nghiệm Thiên Cung-1.
>>> Trung Quốc tiến dài trong chinh phục không gian
Người vào đầu tiên là Jing Haipeng, rồi Liu Wang và cuối cùng là nữ phi hành gia Liu Yang. Cả ba đều khoác đồng phục màu xanh, trên ngực có hình lá cờ Trung Quốc.
Đây là nhóm đầu tiên của Trung Quốc lên quỹ đạo không gian trong năm 2012.
Hai phi hành gia Jing Haipeng và Liu Wang vào Thiên Cung-1 lúc 17h07 phút (giờ Bắc Kinh). Họ đã tiến hành thu thập mẫu không khí trong mô-đun. Khi đã hoàn thành một loạt các kiểm tra, hai phi hành gia này xác minh trạng thái mô-đun phòng thí nghiệm Thiên Cung-1 có thể làm việc bình thường.
Jing Haipeng, rồi đến Liu Wang vào Thiên Cung-1 trước
Còn nữ phi hành gia sau khi hoàn thành công việc kiểm tra lại tàu Thần Châu-9, thì mới vào Thiên Cung lúc 17h26 phút (giờ Bắc Kinh). Riêng khoảng cách từ Thần châu-9 đến Thiên Cung-1 mất khoảng 140 mét.
Theo thông tin trước đó, Liu Yang đã phục vụ trong quân đội từ năm 1997, trải qua 1,680 giờ bay nhưng mới tham gia tập luyện cho chuyến bay vào vũ trụ trong hai năm. Thông thường các phi hành gia khác phải mất 3-5 năm mới hoàn thành khóa tập.
Sau đó nữ phi hành gia Liu Yang mới vào Thiên Cung-1
Mặc dù vậy, Jing Haipeng trưởng phi đoàn lần này đồng thời là một phi hành gia kỳ cựu nhận xét Liu Yang là người rất có khả năng và đã hoàn thành tốt khóa tập. Trong khi đó, Jing Haipeng trước đó đã hai lần bay vào vũ trụ. Liu Wang thì đã được đào tạo trong các chương trình không gian 14 năm.
Đến nay, hơn 50 phụ nữ đã bay vào không gian. Tuy nhiên, thăm dò không gian dù rất quan trọng và đem lại nhiều lợi ích cho nhận loại, song nó cũng có rất nhiều nguy hiểm. Đến nay, các tai nạn về du hành vũ trụ đã giết chết 21 phi hành gia, trong đó có cả phụ nữ.