Tại sao thời xưa có nhiều phi tần bị vô sinh? Đến khi khám nghiệm tử thi mới biết được sự thật quá đau buồn!

Dù có hậu cung hàng ngàn giai nhân, số con cái của hoàng đế thời xưa không phải quá nhiều.

Trung Quốc có hàng nghìn năm lịch sử phong kiến. Trong hàng nghìn năm này, nam giới có địa vị cao hơn nữ giới rất nhiều. Thời đó, đàn ông có thể lấy năm thê tứ thiếp, chưa cần nói đến hoàng đế có tam cung lục viện ba nghìn giai nhân. Những phi tần trong cung cấm phải chịu cả đời trong lồng son, sống cảnh chung chồng. Từ đó cũng nảy sinh ra biết bao bi kịch, tranh đấu và cuộc chiến tàn khốc.

Một trong những cách đảm bảo địa vị và vinh hoa phú quý nhất cho phi tần thời bấy giờ là sinh con. Đặc biệt, nếu sinh ra người có thể kế thừa ngai vàng thì càng được sủng ái. Chúng ta biết từ phim truyền hình và dữ liệu lịch sử rằng thời xa xưa, hầu hết các hoàng đế trong cung chỉ có vài đến vài chục người con. Trong khi đó, họ có thể có tới vài ngàn mỹ nhân trong hậu cung. Dù có nhiều vợ nhưng số người có thể sinh hoàng tử, công chúa trong cung không nhiều, thậm chí rất nhiều phi tần cả đời không mang thai, nguyên nhân là gì?

Ngày nay, với sự tiến bộ của y học, sau khi khai quật lăng mộ của một số phi tần của các hoàng đế để khám nghiệm tử thi, kết hợp với phân tích bối cảnh thời đại, sự thật ẩn giấu đằng sau cuối cùng cũng được phát hiện.

Nhiều phi tần không thể mang thai


Một số phi tần quả thật có thể có vấn đề về thể chất nên không thể mang thai. (Ảnh minh họa).

Chắc hẳn có không ít phi tần được hoàng đế sủng ái, nhưng có một số phi tần quả thật có thể có vấn đề về thể chất nên không thể mang thai. Ngày nay, trong nền y học tiên tiến vẫn còn rất nhiều cặp vợ chồng phải đối mặt với vấn đề vô sinh chứ đừng nói đến thời xa xưa, y học còn lạc hậu.

Đối với những phi tần do nguyên nhân thể chất của chính mình không thể thụ thai, hậu quả thường rất bi thảm. Bởi vì không thể sinh con nên địa vị của họ sẽ không bao giờ tăng lên. Và đối với chính họ, đó cũng là một bi kịch, bởi họ sẽ không bao giờ được trải qua cảm giác làm mẹ.

Bên cạnh đó, những tình tiết cung đấu trong phim cổ trang cũng không phải là hư cấu. Việc các cung tần mỹ nữ đấu đá, hãm hại nhau không thể mang thai hay mang thai xong bị sảy thai là chuyện có xảy ra thực tế trong lịch sử. Chưa hết, ngay cả khi hoàng tử công chúa đã chào đời, tỷ lệ những người con này sống được đến khi trưởng thành cũng không cao vì chất lượng y tế chung thời bấy giờ.

Nhiều phi tần thậm chí chưa bao giờ gặp hoàng đế trong đời

Nhiều bằng chứng từ của các chuyên gia còn cho thấy một số phi tần được chôn cất vẫn còn trinh tiết cho đến khi chết, vậy nên tất nhiên họ không thể mang thai sinh con được.

Mọi người đều biết hoàng đế thời phong kiến có ba ngàn mỹ nhân trong hậu cung. Dù đây chỉ là một cách nói nhưng với nhiều thê thiếp như vậy, cho dù hoàng đế mỗi đêm sủng ái một người cũng phải mất nhiều năm. Có phi tần sau khi vào cung có thể sẽ không có cơ hội gặp chính chồng mình, huống chi là mang thai.

Không được có thai hoặc thậm chí không dám mang thai


Một số phi tần có thể hầu hạ hoàng đế nhưng sẽ không bao giờ được phép mang thai. (Ảnh minh họa).

Hoàng đế thật sự có quá nhiều phi tần với xuất thân đa dạng. Có phi tần là gả thông qua hôn nhân chính trị, ví dụ như công chúa của nước láng giềng. Nghe thì có vẻ giống một cuộc hôn nhân nhưng thực chất đó chỉ là một dạng làm con tin. Những phi tần này có thể hầu hạ hoàng đế nhưng sẽ không bao giờ được phép mang thai. Bởi vì những phi tần ngoại quốc này một khi mang thai và sinh ra hoàng tử thì có thể khiến nhà ngoại lợi dụng và điều khiển về sau, thậm chí thôn tính đất nước.

Hay một ví dụ khác là phi tần là con gái của các quan đầu triều. Để tránh cha vợ có thêm quyền lực nhờ cháu ngoại, phi tần cũng không được sinh con. Vì vậy, để bảo đảm an nguy của hoàng tộc, những phi tần này phải uống thuốc tránh thai, hay dùng thuốc phá thai khi có bầu.

Làm phi tần của hoàng đế đã không dễ, chứ đừng nói đến việc mang thai người thừa kế của thiên tử. Ai được phép mang thai và có sinh con thành công không cũng là cả một quá trình được chọn lựa và nhuốm màu mưu mô, toan tính nơi cung cấm.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất