Tại sao vẹt không biết hót nhưng lại thích bắt chước tiếng nói con người?

Từ lâu, chúng ta đã biết rằng một số loài chim có thể bắt chước giọng nói, trong đó nổi tiếng nhất có lẽ là vẹt. Thậm chí, tiếng Anh còn dùng từ "parrot" như động từ với nghĩa "lặp lại y nguyên lời nói của ai đó mà không hiểu hoặc không suy nghĩ ". Tuy nhiên, bạn có bao giờ nghĩ tại sao vẹt lại có thể sở hữu kỹ năng này không?

Hóa ra, khả năng bắt chước tiếng của các loài khác không chỉ phát triển ở vẹt mà còn ở tất cả các loài chim biết hót.


Vẹt là loài nổi tiếng với khả năng bắt chước tiếng người.

Chim biết hót và khả năng bắt chước tiếng kêu

Một số loài động vật và chim có không chỉ có khả năng tạo ra âm thanh đặc trưng của loài mà còn cả âm thanh của các loài khác! Những động vật như vậy được gọi là động vật bắt chước giọng nói (vocal mimics).

Phần lớn các loài biết bắt chước giọng nói là chim biết hót (songbird). Các loài chim khác, được gọi là "suboscines", không thể hiện khả năng bắt chước giọng nói, ngoại trừ một số loài, chẳng hạn như vẹt và chim ruồi.

Khoảng một nửa số loài chim trên thế giới là chim biết hót. Các nghiên cứu về chim sẻ vằn đã chỉ ra rằng những con chim non học và ghi nhớ âm thanh của loài bằng cách bắt chước tiếng hót của chim bố hoặc những con trống xung quanh, bắt đầu sớm nhất là một tuần sau khi nở và tiếp tục cho đến khi chúng trưởng thành.

Nếu bị cách ly khỏi chim bố trong giai đoạn nhạy cảm này, chim non có thể phát triển những tiếng kêu bất thường. Điều cho thấy tầm quan trọng của việc làm mẫu trong quá trình học hót của chim.


Một con chim đang cất tiếng hót để kêu gọi đồng loại.

Nhờ khả năng học hót bẩm sinh, chim biết hót rất thành thạo trong việc cải thiện phát âm đối với nhiều loại giọng khác nhau.

Mục đích của việc bắt chước

Vào những năm 1930, các nhà khoa học đã nhận thấy rằng vẹt trống biết bắt chước tốt hơn vẹt mái. Từ đây, họ đã suy ra rằng, khả năng bắt chước âm thanh là hệ quả của việc học hót nhằm thu hút bạn tình ở chim trống. Hơn nữa, những con chim trống biết hót hầu hết bắt chước trong giai đoạn giao phối, xác nhận rằng khả năng bắt chước âm thanh đã phát triển như một sản phẩm phụ của việc luyện hót.

Người ta cũng nhận thấy rằng một số loài chim biết hót biết tạo ra âm thanh để đánh lạc hướng những kẻ săn mồi.

Kỹ năng hót và quá trình tiến hóa ở chim

Thông thường, một ca sĩ có âm vực rộng sẽ thành công hơn một ca sĩ có âm vực hẹp hơn. Tương tự, những con chim sơn ca trống có âm vực rộng để học các nhiều loại bài hát hơn sẽ có cơ hội giao phối thành công cao hơn.


Một con vẹt đang bắt chước tiếng người.

Qua quá trình tiến hóa, những con chim có khả năng hót hạn chế bị đào thải. Cuối cùng, những con chim biết hót đã có kỹ năng thanh nhạc rộng đến mức chúng không chỉ bắt chước được giọng của những con trống cùng loài mà còn từ các loài khác.

Do đó, kỹ năng bắt chước giọng nói xuất hiện ở chim biết hót như một sản phẩm phụ của việc học hót.

Việc bắt chước giọng nói ở vẹt

Vẹt không nằm trong nhóm chim biết hót nhưng lại là loài nổi tiếng nhất với khả năng bắt chước giọng nói. Vẹt có thể bắt chước những cách phát âm phức tạp trong giọng nói của con người, học được từ những người chăm sóc chúng.

Lý do cho điều này không phải để thu hút bạn tình cũng như không để xua đuổi những kẻ săn mồi như các nhà khoa học đã nghĩ trước đây. Những con vẹt được nuôi làm thú cưng thường bắt chước con người để bắt đầu liên kết xã hội, và chúng bắt chước các loài khác trong tự nhiên vì lý do tương tự.

Việc bắt chước tiếng người ở vẹt và việc học nói ở người

Trong một nghiên cứu trên một con vẹt xám Châu Phi, các nhà khoa học đã quan sát thấy rằng nó không chỉ bắt chước giọng nói của con người mà còn có thể học hàng trăm từ, ý nghĩa của từ, nhận biết các đồ vật bằng tên và thậm chí là đếm! Nghiên cứu đã khiến các nhà khoa học cho rằng vẹt không chỉ đơn giản là bắt chước mà khả năng phát âm của chúng rất giống với giọng nói của con người.


Vẹt xám Châu Phi nổi tiếng với khả năng nói tiếng người được đưa vào nghiên cứu.

Đây là một khám phá to lớn, vì con người là động vật duy nhất được biết đến là có khả năng sử dụng "ngôn ngữ" cho đến nay, nhưng nghiên cứu này cho thấy vẹt sở hữu nhiều khả năng được thấy ở người, chẳng hạn như khả năng nhận biết nhịp điệu và đếm.

Như vậy, nhiều nghiên cứu cho thấy, vẹt bắt chước tiếng người để tăng mối liên kết xã hội với chủ nhân chăm sóc chúng. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân và cách thức bắt chước giọng ở vẹt cũng như một số loài suboscine khác, và liệu kỹ năng này có phát triển theo quá trình tiến hóa tương tự như chim biết hót hay không.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất