Tận mắt xem loài giun khổng lồ mà cá mập cũng phải gọi là "sư phụ"

Loài giun khổng lồ này có chiều dài thân khoảng 18m với đường kính thân mình lớn hơn cả cá mập.

Nếu được yêu cầu kể tên về loài sinh vật khổng lồ trong đại dương, hẳn không ít bạn sẽ trả lời rằng đó là cá voi hay cá mập phải không?

Nhưng sẽ cực thiếu sót nếu bạn không nhắc đến loài sinh vật bí hiểm này. Đó là loài giun biển khổng lồ, với chiều dài khoảng 18m cùng đường kính thân mình lớn như cá mập.


Sinh vật hiếm và kỳ dị nhất đại dương Pyrosome.

Đây được coi là loài sinh vật hiếm và kỳ dị nhất đại dương với tên khoa học là Pyrosome. Theo mô tả, Pyrosome có kích thước lớn, màu trắng, xanh, thậm chí màu hồng nhạt, thường "cư ngụ" tại vùng biển nhiệt đới ấm áp.

Nhìn khổng lồ vậy nhưng thực chất, Pyrosome là 1 tập hợp của hàng ngàn sinh vật bé nhỏ, gọi là Zooids.


Cận cảnh "giun khổng lồ".

Zooids rất nhỏ và có thân hình trong suốt. Mật độ ở lớp vỏ nhiều hơn bên trong, phần giữa thân gần như rỗng hoàn toàn. Mỗi Zooids có nhiệm vụ riêng (như tự vệ, sinh sản, ăn...) góp phần vào cả quần thể nhưng phải dựa vào nhau để tồn tại, cùng nhau thực hiện chức năng sinh tồn.

Điểm đặc biệt là dù tất cả zooids đều có thể tách rời khỏi quần thể nhưng chúng tập hợp với nhau thành thực thể sống khổng lồ, khiến các sinh vật biển khác khiếp sợ.


Zooids rất nhỏ và có thân hình trong suốt.

Sau khi quan sát, các nhà sinh vật học cho biết, một đầu của giun biển Pyrosome mở rộng có nhiệm vụ hút nước biển vào cơ thể, lấy thức ăn là sinh vật phù du và đẩy phần nước đã lọc ra ngoài ở đầu kia.

Với thân hình khổng lồ, nên những động vật to lớn, người trưởng thành cũng có thể trở thành con mồi ngon của Pyrosome.


Người trưởng thành cũng có thể trở thành con mồi ngon của Pyrosome.

Vì thế giới khoa học khuyên rằng, nếu vô tình bắt gặp loài giun biển này dưới biển thì hãy tránh thật xa, nếu như không muốn mất mạng.

Video dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về loài sinh vật kỳ bí này.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất