Tầng ozone chỉ phục hồi sau 40 năm nữa

Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) khẳng định các nước cần ít nhất 4 thập kỷ nữa để phục hồi tầng ozone về mức trước năm 1980.

>>> Châu Á-TBD dùng nhiều chất phá hoại tầng ozone

Xinhua dẫn lời ông Geir Braathen, một chuyên gia thuộc WMO, nói rằng, trong thập kỷ qua, tầng ozone bình lưu tại vùng Bắc Cực và Nam Cực cũng như trên toàn cầu không giảm thêm, nhưng nó vẫn chưa thật sự phục hồi.

Theo nhận định của giới khoa học, vào giữa thế kỷ này tầng ozone ngoài vùng địa cực sẽ phục hồi so với mức độ trước năm 1980, nhưng ở Nam Cực quá trình phục hồi cần nhiều thời gian dài hơn.

Lượng khí làm suy giảm ozone trong tầng bình lưu ở Nam Cực đạt mức tối đa vào năm 2000 và hiện mới đang giảm khoảng 1%/năm.

Giới chuyên gia cho rằng, xu hướng giảm xảy ra nhờ Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, văn kiện được ký kết vào ngày 16/9/1987. Nghị định này góp phần cắt giảm sản xuất và tiêu thụ ozone, loại bỏ dần các hóa chất phá hủy tầng ozone.

Theo bản tin "Ozone Nam Cực" mà WMO phát hành cuối tuần qua, lỗ thủng ozone phía trên Nam Cực nhỏ hơn so với thời điểm năm ngoái, nhưng lớn hơn so với năm 2010.

Từ năm 1979 đến năm 1990 lượng ozone trong tầng bình lưu đã giảm khoảng 5%. Vì lớp ozone ngăn cản phần lớn các tia cực tím có hại, không cho chúng xuyên qua bầu khí quyển trái đất, tình trạng ozone suy giảm đang trở thành một mối quan tâm của dư luận toàn cầu.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất