Tạo giống lúa sống trên đất nhiễm mặn
Các nhà khoa học thuộc ĐH Cambridge (Anh) vừa giải mã được loại “gien đóng” trong lúa gạo, lúa mì, lúa mạch tạo ra loại lúa biến đổi gene có thể trồng trên đất nhiễm mặn.
Các vùng đất thích hợp với loại cây trồng này là ở Đông Nam Á, Nam Á, trong đó có Việt Nam, những nơi nước biển dâng cao có thể đe dọa tới việc sản xuất lương thực.
Đại diện nhóm nghiên cứu, giáo sư Mark Tester cho biết, những thử nghiệm tiến hành trên lúa gạo là khả thi.
Qua thí nghiệm có thể phát triển cây trồng trên đất nhiễm mặn trên toàn thế giới, những vũng đất có thể cung cấp tới 1/3 lương thực cho toàn cầu.
Còn giáo sư Giles Oldroyd, Trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp John Innes (Anh) - Trung tâm nghiên cứu lúa hàng đầu thế giới cho rằng, phát triển các loại cây trồng trên đất nhiễm mặn là chìa khoá mở ra các chương trình chống đói trên toàn cầu.