Tàu lặn "Giao Long" của Trung Quốc lần đầu lặn ở Tây Thái Bình Dương
Tàu lặn có người lái mang tên "Giao Long", là tàu lặn có người lái ở vùng biển sâu đầu tiên của Trung Quốc, do nước này thiết kế và tự chủ chế tạo, sẽ chở các nhà khoa học nước ngoài thực hiện hoạt động lặn đầu tiên ở Tây Thái Bình Dương.
Con tàu “Deep Sea One” chở tàu lặn có người lái “Giao Long” đã khởi hành từ bến tàu của Trung tâm Quản lý căn cứ biển sâu Quốc gia Trung Quốc ở thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông vào hôm qua (10/8) để thực hiện chuyến đi quốc tế Tây Thái Bình Dương năm 2024.
Tàu lặn Giao Long của Trung Quốc.
Nhóm các nhà thám hiểm khoa học, với tổng số 60 thành viên, gồm các nhà khoa học đến từ 12 cơ quan, trường Đại học của Trung Quốc cùng 11 nhà khoa học đến từ các nước như Columbia, Tây Ban Nha, Australia, Singapore,... sẽ tham gia vào hành trình quốc tế Tây Thái Bình Dương lần này để tiến hành khảo sát biển và thời gian kéo dài 45 ngày. Tàu lặn có người lái “Giao Long” của Trung Quốc lần đầu tiên chở các nhà khoa học nước ngoài lặn xuống các vùng biển sâu.
Theo Phó Chủ nhiệm Trung tâm Quản lý căn cứ biển sâu Quốc gia Trung Quốc, nhà khoa học trưởng của chuyến đi Hứa Học Vĩ, chuyến đi lần này sẽ tiến hành khảo sát tại chuỗi núi ngầm ở Tây Thái Bình Dương. Vùng nước ở đây sâu từ 1.500 – 3000m, có tính chất đa dạng sinh học cao và các hệ sinh thái độc đáo, được xem là khu vực ưu tiên trong việc bảo vệ đa dạng sinh học biển sâu trong tương lai.
Ông Hứa Học Vĩ cho biết thêm, đoàn khảo sát sẽ sử dụng các thiết bị như tàu lặn có người lái “Giao Long”, máy lấy mẫu dưới biển sâu, tàu đổ bộ biển sâu để điều tra các ngọn núi dưới biển và các nhóm sinh vật biển sâu, nắm vững vị trí, đặc điểm môi trường và thành phần quần thể sinh vật của khu vực môi trường sống dưới đáy biển.
Là môi trường sống của sinh vật lớn nhất trên trái đất, môi trường biển sâu bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu toàn cầu và hoạt động của con người. Tuy nhiên, con người vẫn thiếu hiểu biết khoa học về môi trường sống dưới biển sâu, điều này đã trở thành một trở ngại trong quản trị khoa học biển sâu toàn cầu.
Trong hành trình trở về, tàu “Deep Sea One” sẽ chở tàu lặn có người lái “Giao Long” cập cảng Hong Kong từ ngày 23 đến 25/9, khi đó một hội thảo quốc tế sẽ được tổ chức để chia sẻ các kết quả nghiên cứu khoa học.
- Tàu lặn Trung Quốc bắt được "thần dược tráng dương" ở độ sâu 4.800m
- Trung Quốc - Mỹ hợp tác nghiên cứu khai thác băng cháy ở biển Đông
- Nhật Bản nghiên cứu phát triển tàu lặn sâu nhất thế giới