Tàu thăm dò Hayabusa 2 đang trên đường tiếp cận thiên thạch JU3 Ryugu

Cơ quan khám phá không gian Nhật Bản ( JAXA) đã vừa xác nhận rằng tàu thăm dò Hayabusa 2 đang trên đường tiếp cận thiên thạch 1999 JU3 (Ryugu) sau khi thực hiện thành công phát bắn cao su (slingshot) - một thủ thuật bay nhiều vòng quanh Trái Đất để khai thác lực hút, lấy gia tốc đủ lớn để bám theo một hành tinh. Hoạt động bay vòng vòng này được tàu Hayabusa 2 thực hiện kể từ ngày 3 tháng 12 với lần tiếp cận gần nhất cách Trái Đất 3090km, phía trên quần đảo Hawaii.

Hayabusa 2 được phóng vào ngày 3 tháng 12 năm 2014 từ trung tâm vũ trụ Tanegashima với sứ mạng không chỉ tiếp cận, hạ cánh thành công lên một thiên thể mà còn... đặt bom phá hủy nó. Tàu thăm dò được trang bị hệ thống đẩy ion và nó đã trải qua gần một năm trên một quỹ đạo đuổi theo Trái Đất. Do đó khi tàu bắt kịp trở lại Trái Đất, lực hút từ hành tinh làm thay đổi quỹ đạo của tàu theo một góc 80 độ và gia tốc cho tàu từ 1,6km/s đến 31,9km/s. Điều này cho phép tàu thẳng tiến đến thiên thạch 1999 JU3 Ryugu - một thiên thạch loại C, dự kiến tiếp cận vào tháng 7 năm 2018.


Trái đất.

Khi Hayabusa 2 bay ngang Trái Đất, nó được theo dõi bởi JAXA cũng như mạng lưới không gian sâu của NASA và trạm quan sát không gian của NASA. Tình trạng của tàu được xác nhận là hoàn toàn bình thường và hiện đang ở cách Trái Đất 4,15 triệu km. Trong suốt quá trình bay vòng lấy gia tốc, kính thiên văn kiêm camera định hướng quang học ONC-T trên Hayabusa 2 đã "tranh thủ" chụp lại nhiều hình ảnh về hành tinh của chúng ta.

Một khi Hayabusa 2 tiếp cận thành công thiên thạch, nó sẽ tiến hành nghiên cứu JU3 bằng một loạt các trang thiết bị mang theo cũng như sử dụng một chiếc móc lấy mẫu vật để thu thập các vật chất từ bề mặt và bên trong thiên thạch. Sau đó, tàu sẽ được chuyển đổi thành một phương tiện tái xâm nhập, trở lại khí quyển Trái Đất và về nhà sau khi hoàn thành 18 tháng thăm dò JU3.


Hayabusa 2 được phóng vào ngày 3 tháng 12 năm 2014 từ trung tâm vũ trụ Tanegashima.

Thêm vào đó, Hayabusa 2 còn mang theo một phi đội các phương tiện đổ bộ cỡ nhỏ để nghiên cứu bề mặt thiên thạch. Chúng bao gồm 2 chiếc xe tự hành Minerva II được thiết kế để có thể nẩy từ từ dọc theo bề mặt của thiên thạch dài 900m này với trọng lực rất nhỏ và phương tiện đổ bộ MASCOT.

Tuy nhiên, thí nghiệm ngoạn mục nhất của sứ mạng này là Small-Carry on Impactor (SCI) - một loại đầu đạn bazooka dùng trong không gian. SCI bao gồm một đầu nổ được đặt vào một khối hình nón bằng đồng nặng 2kg. Khi SCI được bắn vào bề mặt, khối nổ sẽ bị kích nổ và vỏ đồng bị nóng chảy tạo thành một hố trên thiên thể, để lộ vật chất chìm bên dưới vốn được bảo vệ khỏi ánh sáng mặt trời và vụ nổ này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động bức xạ của thiên thể trong hàng tỉ năm.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất