Thác nước cao 600m với dòng chảy bay ngược khi gió mùa về khiến du khách thích thú
Mỗi đợt gió mùa, tiểu lục địa Ấn Độ lại biến thành vùng đất kỳ diệu của thiên nhiên. Một trong những khoảnh khắc thú vị đó thuộc về những thác nước nằm ở phía tây đất nước cùng hiện tượng bất chấp quy luật vật lý.
Theo đó, mỗi khi gió mùa về, những thác nước tại đây sẽ hình thành những tia chảy ngược lên trời trông vô cùng lạ mắt.
Du khách có thể dễ dàng bắt gặp khoảnh khắc ấn tượng này khi tới đèo Naneghat trải dài giữa bờ biển Konkan và cao nguyên Deccan. Cách Nashik chừng 20km, ngôi làng Anjaneri yên tĩnh cũng có thác nước phản vật lý nằm trên đường lên đỉnh núi Tahuli.
Theo giải thích từ các nhà khoa học, dòng chảy ngược của nước xảy ra khi những đợt gió mùa thổi từ phía dưới rất mạnh khiến chúng bị đẩy lên phía trên. Những tia nước đủ lớn tới mức tạo thành cảnh tượng dòng thác "bay" lên trời.
Những tia nước đủ lớn tới mức tạo thành cảnh tượng dòng thác "bay" lên trời.
Không chỉ ở Ấn Độ, cảnh tượng kỳ thú này cũng xuất hiện ở một số nơi trên thế giới như tại Kinder Downfall ở Anh, Iceland, hay bên trong công viên quốc gia Hoàng gia ở phía nam Sydney, Australia.
- Kỳ thú: Dòng thác có nước... chảy lộn ngược lên trời
- Video: Kỳ lạ thác nước chảy ngược
- Nghề nghiệp kỳ lạ nhất thời Trung Cổ: Tha hồ "cà khịa" vua chúa, sống như quý tộc