Tham ăn, rắn chết tức tưởi vì rách họng khi nuốt cá
Con rắn kém may mắn đã gặp một đối thủ "khó xơi". Kết quả là càng cố nuốt con cá, rắn bị gai đâm vào thành thực quản, gây ra vết thương nặng nề thậm chí là chết.
Rắn nổi tiếng với cái miệng có cơ chế tự co giãn, cho phép chúng xử lý hầu hết con mồi khó xơi. Thế nhưng một con rắn nước ăn cá thuộc họ viperine (natrix maura) đã gặp một tai nạn khi con cá bị mắc kẹt trong cổ họng của nó.
Cận cảnh con cá bị mắc kẹt trong cổ họng của rắn. (Ảnh: Nicolas Fuento).
Cuộc chạm trán được nhiếp ảnh gia Nicolas Fuento ghi nhận tại hồ Carcès, nằm ở phía đông nam nước Pháp.
Fuento tin rằng đây là một nỗ lực săn mồi thất bại của con rắn, khi nó chọn sai đối thủ. Con cá bị mắc kẹt trong cổ họng của rắn kỳ thực không phải cá bản địa, mà là một loài xâm lấn.
Loài có tên gọi là ruffe này thường xâm chiếm qua các kênh đào nhân tạo hoặc thoát ra khỏi các thùng mồi mà người câu cá sử dụng.
Đặc điểm của chúng là có vây lưng (gai) rất cứng và sắc nhọn. Chúng sẽ dựng đứng lên khi cá cảm thấy bị đe dọa, và ngay cả khi cá đã chết.
Trong đa số trường hợp, con rắn sẽ không thể sống sót nếu không có sự trợ giúp. (Ảnh: Nicolas Fuento).
Loài xâm lấn đã gây ra cái chết của nhiều rắn nước ăn cá bản địa. (Ảnh: Nicolas Fuento).
Khi rắn cố nuốt những con cá này, chúng sẽ bị gai đâm vào thành thực quản, gây ra vết thương nặng nề, và cũng không thể nhả chúng ra do cơ chế độc đáo của những chiếc gai.
Các nhà nghiên cứu cho rằng loài xâm lấn được coi là mối đe dọa mới đối với sự sống của rắn ăn cá bản địa. Cụ thể trong những năm gần đây, tỷ lệ rắn ăn cá bị con mồi giết chết chiếm đến 26%, và hầu hết là do loài xâm lấn.
Trong đa số trường hợp, con rắn sẽ không thể sống sót nếu không có sự trợ giúp.
- Tại sao lại có tận 1,2 tỷ con thỏ pika sinh sống trên cao nguyên cao nhất thế giới?
- Giống ngô sinh khối đầu tiên của Việt Nam cao gần bằng đèn đường
- Đoạn đường nguy hiểm nhất trên Vạn Lý Trường Thành, chỉ những người gan dạ mới dám chinh phục