Thảm họa Fukushima khiến đại dương nhiễm xạ nghiêm trọng

Vụ nhà máy Fukushima I bị sóng thần/động đất tàn phá hồi tháng 3 đã đổ chất caesium 137 vào biển rất nhiều và đây là vụ ô nhiễm phóng xạ hạt nhân ở đại dương lớn nhất từ trước đến nay - Viện An toàn Hạt nhân của Pháp (IRSN) kết luận.

Theo nghiên cứu vừa được IRSN công bố, từ ngày 21/3 đến giữa tháng 7 đã có 27,1 peta bequerel của chất phóng xạ caesium 137 tuôn vào biển. (Peta bequerel là đơn vị đo phóng xạ. Một peta becquerel bằng một triệu tỉ bequerel, trên mức thang từ 1 đến 15 của thang do phóng xạ nguyên tử thì mức này đứng hạng 10).


Bờ biển Nhật Bản sau trận động đất mạnh 9,0 gây sóng thần khủng khiếp.

Trong thông cáo báo chí, IRSN cho biết “đây là lượng phóng xạ nguyên tử do con người gây ra lớn nhất từ trước đến nay vào môi trường hải dương”. Nhưng rất may, các dòng hải lưu của đại dương đã làm phân tán rất nhiều lượng phóng xạ này.

Caesium là một thành tố nguyên tử tan biến rất chậm, phải mất 30 năm mới giảm phân nửa tính phóng xạ của nó.

Ngoài ra, IRSN còn phát hiện chất phóng xạ iodine 131 cũng đã tràn vào biển rất nhiều, nhưng không phải là mối đe doạ lớn vì chỉ mất có 8 ngày là giảm ngay 50% mức hoạt động.

Theo IRSN, cho dù các dòng hải lưu đã phân tán caesium 137 khá mạnh, mức độ của nó vẫn tồn tại là 0,004 becquerel trong mỗi lít nước biển của Thái Bình Dương, tức cao gấp đôi so với thập niên 1960.

IRNS tuyên bố sẽ duy trì hoạt động giám sát sự sống của sinh vật ở vùng biển ven Fukushima do mức độ ô nhiễm nghiêm trọng của vùng biển này có thể còn tăng hơn khi lượng nước biển có chứa phóng xạ từ nhà máy bị hư hại vẫn tiếp tục đổ vào đại dương.

Hôm 27/10, Nhóm chuyên gia Uỷ ban Năng lượng nguyên tử Nhật Bản xác nhận công tác thu hồi nhiên liệu bị nóng chảy của tổ máy số từ số 1 đến số 3 của Nhà máy điện hạt nhân Fukushima I cần phải 10 năm mới có thể khởi động, còn muốn ngừng hoạt động toàn bộ 3 lò phản ứng này cần phải mất vài chục năm.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất