Thảm họa quét sạch 90% số khủng long không nghiêm trọng?

Các nhà khoa học cho biết, mức độ nghiêm trọng của “thảm họa môi trường” lớn nhất trong lịch sử Trái đất với việc quét sạch gần 90% số lượng khủng long, có thể đã bị thổi phồng quá mức.

Một nghiên cứu mới chỉ ra rằng, sự tuyệt chủng xảy ra vào kỷ Permi-Triat cách đây 251 triệu năm, không phải là điều tồi tệ như nhiều người vẫn nghĩ. Nhiều loài vẫn tiếp tục phát triển sau sự kiện này.


Khủng long ăn thịt Tawa hallae vẫn phát triển sau
thảm họa tuyệt chủng vào kỷ Permi-Triat. (Ảnh: Dailymail)

Thảm họa xuất hiện khi những khối mắc-ma khổng lồ (đá nhão nóng chảy trong lòng đất) nổ tung ở Siberia giết chết 96% các loài sinh vật biển và 70% số loài sống trên cạn. Sự đa dạng sinh học của Trái đất bị tàn phá nặng nề. Nhiều nghiên cứu khẳng định phải mất từ 15 đến 30 triệu năm thì các loài sinh vật mới có thể phục hồi hoàn toàn.

Tuy nhiên, khi tiến hành kiểm tra tập hợp hóa thạch vào giai đoạn giữa và cuối kỷ Triat phía Đông Bắc Arizona, nhóm khoa học đến từ Đại học Rhode Island đã tìm thấy sự khác biệt nhỏ trong tính đa dạng di truyền.

Theo đó, sự sống dưới nước đã phát triển trở lại trong vòng 5 triệu năm.

Giáo sư David Fastovsky nói: “Kết quả cho thấy rằng sự kiện tuyệt chủng này không phải là quá nghiêm trọng đối với các sinh vật sống trên cạn như các nghiên cứu trước đây từng tuyên bố. Hậu quả nó để lại không kéo dài và có thể ít hơn so với những gì đã xảy ra cho những loài dưới nước”. Ngoài ra, các loài sinh vật trên cạn ở Arizona dường như hồi phục nhanh hơn nhiều so với những nơi khác trên thế giới.

Phát hiện này không ảnh hưởng đến sự hiểu biết của chúng ta về khoảng thời gian phục hồi của các loài sinh vật dưới nước, được cho là từ 4 đến 10 triệu năm .

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất