Thế gian ai đọ nổi "dân chơi hàng khủng" Hòa Thân: Một cây cột nhà giá gần 9.500 tỷ đồng!

Hòa Thân nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc là "Thiên hạ đệ nhất tham quan" khét tiếng thuộc triều đại nhà Thanh. Sở dĩ Hòa Thân có thể dễ bề làm càn như vậy là bởi ông ta được hoàng đế Càn Long sủng ái ban cho chức vụ "dưới 1 người đứng trên vạn người", lại ngầm cho phép tham ô.

Hòa Thân không chỉ biết có vơ vét của cải, sở dĩ ông ta có thể nổi tiếng tới độ hậu thế còn phải kính nể là bởi đại tham quan này còn là người rất chịu chơi, chịu chi. Chỉ cần nhìn vào Cung Vương phủ - dinh thự do chính tay Hòa Thân xây dựng là ta có thể biết vì sao ông ta lại được gán cho cái biệt danh "Thiên hạ đệ nhất tham quan".


Độ giàu có của Hòa Thân có thể thấy qua độ hoành tráng của Cung Vương phủ mà đích thân ông ta xây dựng. (Ảnh: Baidu)

Biệt phủ của Hòa Thân được xây dựng vào năm Càn Long thứ 40. Khi đó, Hòa Thân đã đích thân mua 1 mảnh đất có phong thủy bảo địa ở trong kinh thành để dựng nên một dinh thự có tên là "Hòa Đệ". Theo các nhà phong thủy, biệt phủ này được xây chạy dọc theo Tiền Hải và nằm sau hông của Hậu Hải (đều là những hồ nước lớn nằm ở phía Đông Bắc của Tử Cấm Thành), cũng là nằm trên long mạch của nhà Thanh.

Khuôn viên của Cung Vương phủ đã có diện tích lên tới 60.000m2 với 1 hồ nước lớn, xung quanh phủ là các loài cây và hoa quý hiếm được sưu tầm từ khắp nơi. Mỗi một ngọn núi nhân tạo đều được đặt báu vật dùng để trấn trạch bên trong. Hòa Thân còn cho xây dựng những tòa lầu trên những ngọn giả sơn này để ngắm phong cảnh, đọc sách. Đường lên lầu là hành lang không có bậc với lối đi dốc tượng trưng cho con đường hoạn lộ của Hòa Thân luôn được thuận lợi.

Có tin đồn rằng, Hòa Thân còn giàu có hơn cả Càn Long, cũng vì thế, vương phủ của Hòa Thân được coi là một trong những biệt phủ đẹp nhất của Trung Quốc. Tất cả mọi thứ được sử dụng để xây dinh thự này đều là những vật liệu thượng phẩm lúc bấy giờ.


Dinh thự của Hòa Thân được dựng nên từ những vật liệu thượng phẩm quý hiếm. (Ảnh: Baidu)

Đơn cử như mọi cây cột trong biệt phủ đều được làm từ gỗ Kim tơ Nam mộc âm trầm ngàn năm (Nam mộc tơ vàng), một loại gỗ quý đặc biệt chỉ có Trung Quốc. Không chỉ hiếm, gỗ Nam mộc tơ vàng còn là loại gỗ đứng đầu trong tứ đại danh mộc (gồm có Hoàng đàn, Giáng hương, Thiết lực, Sến).

Riêng với gỗ Kim tơ Nam mộc âm trầm nghìn năm là loại gỗ phát sinh biến dị tự nhiên từ 2.000 cho tới hàng vạn năm trước do bị lũ lụt, động đất cuốn trôi. Sau đó bị chôn vùi dưới bùn và dưới tác động của vi khuẩn vi sinh vật trong điều kiện thiếu oxy, áp suất cao mà các bon hóa lâu ngày thành "than hóa mộc".

Khi ra ngoài ánh nắng, gỗ Kim Tơ Nam mộc sẽ tỏa ra ánh vàng lấp lánh, tơ vàng hiện rõ. Loại gỗ này còn có mùi hương thanh nhã, nước không thấm, không bị mối mọt, càng không mục ruỗng nên được coi là biểu tượng của tầng lớp cao quý trong xã hội phong kiến. Một bản gỗ lớn Kim tơ Nam mộc âm trầm cực kỳ hiếm nên thời xưa chỉ có hoàng gia, hoàng tộc mới được dùng.


Theo các chuyên gia đánh giá, 1 cây cột nhà trong biệt phủ của Hòa Thân đã có giá gần 9.500 tỷ đồng. (Ảnh: Baidu)

Ấy thế mà, Hòa Thân đã sử dụng riêng loại gỗ quý này để dựng biệt phủ cho mình. Theo các nhà khảo cổ nhận định, đồ gỗ trong Cung Vương phủ thực sự đều là hàng cao cấp, có lịch sử hơn 100 năm nên giá trị của mỗi một cây cột Kim tơ Nam mộc âm trầm hiện đã lên tới 2,7 tỷ NDT (gần 9.500 tỷ VND). Ắt hẳn lúc bấy giờ, số lượng bạc mà Hòa Thân bỏ ra để xây nên dinh thự này có thể nói là khó mà tính toán được cụ thể.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất