Thế giới có thể đối mặt với khủng hoảng nước 15 năm tới

Các quốc gia trên thế giới sẽ đối mặt với tình trạng thiếu hụt nước đến 40% trong 15 năm tới, do tình trạng đô thị hóa, tăng trưởng dân số và nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng.

>> 50% dân số thế giới bị thiếu nước ngọt vào năm 2050

>> Cả nhân loại đang thiếu nước

Khủng hoảng nước có thể xảy ra trong 15 năm tới


Người dân ở Bangalore, Ấn Độ, chờ lấy nước sạch và đựng nước trong bình nhựa. (Ảnh: AFP)

Đến năm 2050, hai phần ba dân số thế giới sẽ sống tại thành phố và các khu đô thị. Nhu cầu dùng nước ước tính sẽ tăng 55%, chủ yếu từ nhu cầu phát triển đô thị hóa ở các nước đang phát triển. Quá trình đô thị hóa đồng nghĩa với yêu cầu tiếp cận nước sạch và điều kiện vệ sinh môi tường.

Cũng tại thời điểm năm 2050, thế giới sẽ tạo ra nguồn lương thực tăng 60%. Trong khi đó, nhu cầu nước trên toàn cầu cho hoạt động công nghiệp sẽ tăng 400%. Toàn bộ dân số trên thế giới cần sử dụng năng lượng tăng 70%.

Quá trình đô thị hóa, sự gia tăng dân số và nhu cầu nước ngày càng tăng nhằm phục vụ cho sản xuất lương thực, năng lượng và công nghiệp là những yếu tố gây ra tình trạng thiếu nước. Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc, con người sẽ đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn cung cấp nước đến 40%. Sự cạnh tranh ngày càng lớn đồng nghĩa rằng các biện pháp quản lý hiệu quả hơn mới có thể đảm bảo nhu cầu dùng nước cần thiết của mọi người.

"Chúng ta phải quản lý và sử dụng nguồn nước hợp lý. Nếu dùng nước để tưới tiêu và xử lý đất nông nghiệp với lượng ít hơn, điều đó có thể cung cấp nước phục vụ cầu của nhiều người khác", Reuters dẫn lời Richard Connor, tác giả chính của Báo cáo Phát triển Nước Thế giới, nói.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất