Thị trấn Mexico này sản xuất ra được bắp ngô lớn nhất thế giới

Một thị trấn nhỏ của Mexico là nơi trồng ra những bắp ngô lớn nhất thế giới, có khi dài đến 40cm.

Jala, một thị trấn nhỏ ở bang Nayarit, Mexico, nổi tiếng là quê hương của những bắp ngô lớn nhất thế giới. Tên Jala, có nguồn gốc từ Nahuatl, mang nghĩa là cát và đúng sự thật là khu vực này có rất nhiều cát.


Giống ngô khổng lồ Jala landrace

Khi người ta mang giống tương tự trồng ở nhiều vùng khác của đất nước nhưng không một nơi nào cho ra sản phẩm có kích thước lớn như vậy.

Người dân địa phương đã từng "xuất khẩu" giống ngô khổng lồ Jala landrace sang các bang khác hay thậm chí các khu vực khác của Nayarit nhưng cũng không thu được bắp ngô lớn như vậy.

Loài này đã được đem trồng ở các bang lân cận như Sinaloa và Jalisco, cũng như ở một số vùng khác của Nayarit, nhưng không phát triển lớn như ở Jala, dưới chân núi lửa Ceboruco. Đây cũng là địa điểm thu hút khách du lịch đến từ nhiều nơi trên thế giới.


Những bắp ngô có kích thước lớn, kỷ lục dài đến 60cm


Những cây ngô cao lớn khiến người dân địa phương phải cưỡi ngựa để đi thu hoạch

Vào năm 2019, người trồng ra cây ngô lớn nhất thế giới, một nông dân tên là Jesús Nazario Elías Moctezuma, đã giành chiến thắng trong cuộc thi về ngô hàng năm ở Jala, Nayarit. Anh đã trồng được một bắp ngô có lõi dài 39,5cm, trong khi đó người về nhì chỉ thua nửa cm và hầu hết những người tham gia khác cũng không cách xa.

Tuy nhiên, theo thời gian, chất lượng ngô ở Jala Landrace đã giảm nhiều và có nguy cơ bị biến mất vĩnh viễn. Mặc dù người ta vẫn thu hoạch được những bắp ngô khổng lồ dài 40cm nhưng chúng chắc chắn không dài như trước đây.

Vào năm 2016, một nông dân địa phương đã giành chiến thắng trong cuộc thi hàng năm về ngô dài 45cm. Trong khi đó, các báo cáo khoa học từ năm 1924 đã từng đề cập đến bắp dài tới 60cm và cây cao hơn 6 mét. Giờ đây, khi số lượng nông dân trồng loại ngô này cũng giảm và kích thước của ngô cũng vậy.

Nhà nghiên cứu kinh tế xã hội Carolina Camacho cho biết: "Vùng trồng ngô Jala không được cơ giới hóa hiệu quả. Họ phải gieo bằng tay, vì cây có thể cao đến vài mét hoặc cao hơn, nên người dân cũng phải cưỡi ngựa đi thu hoạch bằng tay".

Khi ngày càng nhiều nông dân chuyển sang trồng các loài khác, phả hệ di truyền độc đáo của loài huyền thoại này sẽ bị loãng đi.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất