Thiên nga kỳ quặc mắc "bệnh" phân biệt chủng tộc?

Ban lãnh đạo trường Đại học Warwick (Anh) đã buộc phải cho dựng rào chắn quanh một ao nước trong khuôn viên trường để ngăn một con thiên nga mắc "bệnh" phân biệt chủng tộc tấn công các sinh viên.

Con thiên nga kỳ quặc, cao 1,2 mét đã bị gọi là sinh vật phân biệt chủng tộc trên các trang mạng xã hội. Theo các sinh viên, lí do vì con thiên nga này dường như chỉ tấn công những khách bộ hành ngang qua là người nước ngoài hoặc thuộc các dân tộc thiểu số.

Thiên nga kỳ quặc mắc bệnh phân biệt chủng tộc?
Con thiên nga được cho là mắc "bệnh" phân biệt chủng tộc do dường như chỉ nhắm tấn công người nước ngoài hoặc sinh viên dân tộc thiểu số.

Hành vi khác thường của con thiên nga nhắm vào các đối tượng khi họ di chuyển qua cầu đi bộ ở Đại học Warwick. Cầu đi bộ bắc qua ao nước này đang được hàng trăm sinh viên sử dụng mỗi ngày để tới lớp học.

Albertina Crocetti, 24 tuổi, người Italia đang theo học các chuyên ngành vật lý và kinh doanh ở Đại học Warwick, bày tỏ: "Thật kỳ lạ, con thiên nga dường như không ưa người nước ngoài và tấn công họ để bảo vệ tổ của nó".

Một sinh viên người bản địa kể, đã chứng kiến con thiên nga đột nhiên lao tới mổ quần của một anh bạn nước ngoài khi nam sinh viên này vừa đi, vừa ăn ở trên cầu.

Ông Grewcock giải thích: "Vào mùa sinh sản, cách hành xử như vậy của các con thiên nga là bình thường, đặc biệt khi chúng ở thành cặp. Các con cái đẻ trứng hoặc làm tổ ... Không có cách nào giúp bạn trông ít đe dọa hơn với lãnh thổ của chúng. Cách tốt nhất là tránh xa chúng.

Mọi việc sẽ diễn ra trong 8 - 12 tuần. Tuy nhiên, thiên nga có thể trở nên hung hăng hơn nữa khi đã ấp nở được con non. Bạn có thể bị thương khi bị một con thiên nga mổ. Dẫu vậy, điều đáng lo ngại hơn là đôi cánh của thiên nga. Chúng có thể làm thâm bầm chân của bạn khi vỗ đập liên tiếp vào đó".

Để bảo đảm an toàn cho các sinh viên, ban quản lý khuôn viên trường Warwick hiện đã rào chắn khu vực.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất