Thiên thạch có 0,41% nguy cơ đâm vào Trái đất
Thiên thạch 2018VP1 sẽ tiếp cận Trái đất vào cuối năm nay nhưng không nằm trong danh sách vật thể có khả năng gây nguy hiểm.
Mô phỏng thiên thạch bay gần Trái đất. (Ảnh: Independent).
Trung tâm Nghiên cứu Vật thể gần Trái đất (CNEOS) thuộc Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA cho biết thiên thạch mang tên 2018VP1 sẽ bay sượt qua Trái đất ngay trước ngày bầu cử tổng thống Mỹ hôm 2/11. Theo NASA, có 3 kịch bản va chạm có thể xảy ra dựa trên 21 lần quan sát trong 12.968 ngày. Tuy nhiên, khả năng xảy ra va chạm trực tiếp là gần 0,41%.
2018VP1 được nhận dạng lần đầu tiên tại Đài quan sát Palomar ở California, Mỹ, vào năm 2018, nhưng không nằm trong danh mục "vật thể nguy hiểm tiềm ẩn" do kích thước nhỏ. Dữ liệu của NASA cho thấy đường kính của 2018VP1 là 2 mét. Vật thể nguy hiểm tiềm ẩn thường là tiểu hành tinh hoặc sao chổi. Chúng có quỹ đạo gần Trái đất và đủ lớn để gây thiệt hại lớn ở quy mô khu vực nếu đâm vào Trái đất.
Đầu tuần trước, một thiên thạch bay 2.945km qua phía nam Ấn Độ Dương trở thành vật thể bay gần Trái đất nhất trong lịch sử. Thiên thạch mang tên 2020 GC được phát hiện bởi Zwicky Transient Facility, một camera robot chuyên quét bầu trời. 2020 GC chỉ nhỏ bằng chiếc xe hơi nên không gây nguy hiểm cho hành tinh của chúng ta bởi nó sẽ vỡ trong khí quyển Trái đất.
- Cô gái đang lâm bồn thì qua đời, thi thể 6 năm vẫn nguyên vẹn và bí ẩn rùng mình
- Băng tan, hồi sinh "quái vật" 30.000 tuổi từng giết nhiều ma mút và người cổ đại
- Lá thư 86 chữ Gia Cát Lượng gửi con trai: Nếu hiểu thấu sẽ giúp cải biến vận mệnh đời mình!