Thiên thạch nảy lên trong bầu khí quyển Trái đất như một viên đá lia trên mặt nước
Thiên thạch về cơ bản cũng chỉ là một tảng đá lớn mà thôi.
Denis Vida, một nhà nghiên cứu tiến sĩ về vật lý thiên văn, mới đây đã đăng một đoạn phim lên Twitter trong đó ghi lại hiện tượng "một vật thể chuyển động trên bầu trời đêm theo hình vòng cung".
Theo bình luận của Vida thì: "Một thiên thạch đã dội ngược vào không gian".
Đường màu trắng trong hình ảnh dưới đây cho thấy quỹ đạo của thiên thạch và phần được bao quanh bởi khung màu đỏ là trạng thái thực của thiên thạch. Ban đầu, thiên thạch này di chuyển theo chiều ngang ...
Theo Vida, thiên thạch này lao vào bầu khí quyển với tốc độ khoảng 34,1 km/s, sau đó bị bật ra trong bầu khí quyển ở độ cao khoảng 91 km so với mặt đất, rồi quay trở lại vũ trụ. Toàn bộ hành trình của nó trong bầu khí quyền là một đường vòng cung.
Theo Tara Ken, giáo sư không gian và địa hóa tại Đại học Osaka, thì khi một thiên thạch xâm nhập bầu khí quyển ở một góc nông, một hiện tượng tương tự như việc bạn lia một hòn đá trên mặt nước sẽ xảy ra, khiến nó nảy lên.
Hòn đá khi ném xuống nước ở một góc nông có thể nảy lên nhiều lần trước khi chìm xuống.
Tất nhiên, việc một thiên thạch bị bật ra khỏi bầu khí quyển không nhất thiết có nghĩa là nó sẽ quay trở lại không gian. Có những trường hợp thiên thạch bay lên trong bầu khí quyển, nhưng sau đó lại giảm tốc độ và rơi xuống Trái đất dưới dạng khối lớn với ít thiệt hại do ma sát hơn.
- Trái đất di chuyển xuyên qua đám mây bụi phóng xạ
- Chuyện tình éo le của vị vua nổi tiếng nhất Ai Cập cổ đại
- 3 người dân Châu Âu sẵn sàng tự biến mình thành "nửa người nửa máy" để có siêu sức mạnh