Thiên thạch rơi đồng thời tạo hố kép khổng lồ ở Thụy Điển

Các nhà khoa học Thụy Điển lần đầu tiên phát hiện một hố kép độc đáo tạo từ hai thiên thạch rơi cùng lúc xuống Trái Đất cách đây 460 triệu năm.

Thiên thạc tạo hố kép khi rơi xuống Trái đất

Vụ tấn công của hai thiên thạch đã tạo ra một hố kép ở Jämtland, Thụy Điển, với đường kính hố lớn là 7,5km và hố nhỏ là 700m.


Hai thiên thạch đồng thời đâm xuống khu vực nay là Thụy Điển. (Ảnh: Đại học Gothenburg).

Theo các nhà khoa học ở Đại học Gothenburg, Thụy Điển, sự kiện xảy ra trong thời kỳ hai tiểu hành tinh va chạm khiến nhiều mảnh vụn trút xuống Trái Đất.

"Cách đây khoảng 470 triệu năm, hai tiểu hành tinh trong vành đai giữa sao Hỏa và sao Mộc va chạm vào nhau, làm bắn ra các mảnh vụn. Nhiều mảnh vụn đâm xuống Trái Đất, giống như hai thiên thạch ở Jämtland", IB Times hôm qua dẫn lời Erik Sturkell, nhà vật lý địa chất ở Đại học Gothenburg.


Hình minh họa vụ rơi thiên thạch khiến hố kép khổng lồ ra đời. (Ảnh: Don Dixon/Eric Sturkell/Đại học Gothenburg).

Ở thời điểm hai thiên thạch rơi xuống, Jämtland nằm chìm dưới biển ở độ sâu 500m. "Thông tin từ công tác khoan thể hiện trình tự giống hệt nhau ở hai miệng hố, và trầm tích phía trên khu vực chịu ảnh hưởng có cùng niên đại. Nói cách khác, hai vụ thiên thạch rơi diễn ra đồng thời", Sturkell giải thích.

Nhóm nghiên cứu cho biết, tác động của thiên thạch làm nước bắn xa, và trong 100 giây, các miệng hố đã khô hoàn toàn. "Sau đó, nước lại tràn vào, kéo theo những mảnh vụn thiên thạch và vật chất bị bắn tung trong vụ nổ, gây ra cơn sóng mạnh khuấy động đáy biển", Sturkell nói.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất