Thiết kế của thư viện đại học Yale giúp bảo vệ sách cổ khỏi ánh nắng mặt trời
Các thế hệ tương lai sẽ phải chịu ơn lớn của các kiến trúc sư đã thiết kế nên công trình này.
Thư viện là nơi để các mọt sách thỏa thê đắm chìm trong đó, đây là điều không phải bàn cãi. Trong hàng thế kỉ, vai trò của nó trong xã hội là vô cùng quan trọng đối với sụ tiến bộ của nhân loại. Điều vô cùng tích cực là có rất nhiều các thư viện kiên cố và độc đáo được xây nên, nhằm bảo tồn những thành tựu vô giá của tri thức ở bên trong cho các thế hệ tương lai.
Thư viện Bản thảo viết tay và Sách Quý hiếm Beinecke.
Vào thời cổ đại, Thư viện Alexandria có lẽ là thư viện tân tiến bậc nhất lúc bấy giờ, được coi là "nơi sinh ra thế giới hiện đại". Chúng ta hầu như không thể tưởng tượng được sự mất mát to lớn của một thư viện như vậy, xét đến tất cả những nỗ lực để xây nên nó và những đầu sách quý hiếm mà nó nắm giữ và bảo tồn
Trong thế giới hiện đại ngày nay, thật không thể tưởng tượng được thế giới của chúng ta sẽ ra sao nếu thiếu Thư Viện Đại Học Trinity hơn 300 tuổi ở Dublin chẳng hạn, nơi lưu giữ hơn 200.000 đầu sách, bao gồm cả Phúc Âm Kells nguyên bản. Chúng ta cũng không thể tưởng tượng nổi xã hội nếu thiếu tòa nhà lịch sử Clementinum ở Cộng Hòa Czech, nơi được coi là tòa thư viện đẹp nhất Thế giới.
Cũng là điều tương tự với Thư viện Bản thảo viết tay và Sách Quý hiếm Beinecke ở Hoa Kỳ, được gọi với cái tên là "hộp đá quý" hay "Phòng thí nghiệm Nhân loại".
Mặt ngoài của thư viện.
Được xây dựng vào năm 1963, thư viện này thuộc về Đại học Yale, đặt trên địa bàn vùng New Haven, Connecticut. Trong những ngày nắng, thiết kế bề ngoài đặc biệt của nó dường như có cảm giác trôi nổi trên nền cổng vào tối. Công trình kiến trúc trường phái hiện đại này là nơi lưu giữ những cuốn sách đắt tiền quý hiếm và các tài liệu văn chương, và được thành lập như là một món quà đến từ gia đình Beinecke. Với việc tự chu cấp vốn cho chính mình, thư viện này độc lập tài chính với trường Yale, tuy thế, vẫn chịu sự cai quản chung với hệ thống thư viện của trường, cùng với Liên đoàn Yale.
Thư viện vào ngày mưa, bức ảnh này mô tả 4 trụ lớn ở các góc để hỗ trợ cho căn nhà.
Tòa nhà 6 tầng này như được nhấc bổng lên từ mặt đất, được bao trọn xung quanh bởi lớp vỏ ngoài hình vuông, và đặc biệt là không có cửa sổ. Những bức tường này được làm toàn bộ từ các panel cẩm thạch trong mờ. Chúng chỉ để cho các ánh sáng mờ đục từ bên ngoài lọt vào, đảm bảo cho những "báu thư" ở bên trong được bảo vệ khỏi ánh sáng mặt trời trực tiếp.
Vào ban đêm, những tấm panel tương tự cho phép ánh sáng từ bên trong lọt ra ngoài, biến bộ mặt của tòa nhà được nhuộm một màu hổ phách rực rỡ.
Các kích thước bên ngoài của tòa nhà có một tỉ lệ toán học hoàn hảo, đó là 1:2:3 tương ứng cao:rộng:dài. Phía bên trong tòa nhà, nội thất được thiết kế bởi kiến trúc sư lừng danh người Mỹ Florence Knoll.
Vẻ ngoài với hình khối rắn chắc của Beinecke, điểm thêm các vòng xoắn kiểu Gothic của Trường Luật Yale ở nền
Phòng trưng bày trước công chúng là một trong những nét đặc trưng của tòa nhà, nơi mà những người tham quan có thể nhìn thấy những viên đá chạm quý giá nhất của thư viện, và cả một bản sao còn lại của Kinh thánh Gutenberg. Quyển sách này đã bắt đầu cho Cuộc Cách Mạng Gutenberg ở Châu Âu, đánh dấu bình minh của kỉ nguyên sách in trong thế giới Phương Tây.
Một tầng trong tòa nhà giờ đây là một khu vườn chứa đầy các bức điêu khắc của Isamu Noguchi. Ở đó, Kim tự tháp tượng trưng cho thời gian, Mặt trời là cái đĩa, và Khối lập phương tượng trưng cho sự đổi thay.
Sân trong Hewitt trường phái Tân Cổ Điển bao bọc xung quanh Beinecke.
Ngày nay Beinecke là một trong những tòa nhà lớn nhất thế giới dành tâm sức để gìn giữ các cuốn sách và kí bản quý hiếm. Riêng tòa trung tâm đã lưu giữ đến 180.000 quyển, trong khi có hơn 600.000 quyển nữa được lưu giữ ở các hầm dưới mặt đất. Toàn bộ bộ sưu tầm của Beinecke ước tính lên tới một triệu quyển, và nhiều triệu kí bản nữa.
Nội thất tầng gác lửng của Beinecke.
Lịch sử của thư viện có thể được truy về những năm cuối thế kỉ 19, ngay khi những bản sao đầu tiên của những cuốn sách quý hiếm và có giá trị của Thư Viện Đại học Yale được đặt một cách cẩn trọng trong các giá khác nhau của Thư Viện Cao Đẳng, ngày nay được biết tới với cái tên Dwight Hall.
Vào năm 1918, ngôi trường này nhận được đầu tư để thiết kế nên phòng đọc dành cho những đầu sách quý hiếm, vốn được mở ra vào năm 1930. Giáo sư Tiếng Anh của Yale là Chauncey Brewster Tinker được biết đến với việc sưu tầm rất nhiều công trình đồ sộ, cùng với nhiều cựu sinh viên Yale khác.
Hai ấn bản hiếm có của cuốn Kinh Thánh Gutenberg nguyên thủy.
Cho đến cuối những năm 1960, bộ sưu tầm này đã tên tới 130.000 cuốn và thậm chí còn nhiều kí bản hơn nữa. Vốn là những người đã có nhiều đóng góp vô giá cho Yale ở thời điểm đó, Edwin và Frederick Beinecke cũng như Johanna Weigle là những người đặt nền móng cho tòa thư viện độc đáo mà chúng ta được thấy ngày nay.
Những gì mà các mọt sách có thể chiêm ngưỡng ở thư Viện Beinecke ngày nay thực sự là mê hoặc. Có một bộ sưu tầm đáng kinh ngạc được tặng bởi Vua George III, được nhắc đến như là thư Viện của Nhà Vua, cũng như các bộ sưu tầm quý giá của văn học Mỹ và Đức.
Cái nhìn cận cảnh về những đầu sách quý hiếm chất trong tòa thư viện.
Thư viện Beinecke cũng trở thành nơi lưu giữ nhiều bộ sưu tầm khác nhau, như những cuốn sách được ấn hành ở Mỹ La Tinh những năm 1751, Bắc Mỹ vào năm 1821, nhưng đó chỉ là phần nhỏ của tất cả kho báu ẩn giấu phía sau những bức tường của công trình kiến trúc này.
Cùng với những bản sách giấy cói cổ xưa hay những kí bản Trung Cổ, thì những học giả hoàn toàn có thế tiếp cận với những kí bản chép tay của các tác giả cận đại và hiện đại nữa. Cũng giống như các thư viện đồ sộ và hùng vĩ khác trên thế giới, có lẽ phải mất nhiều cuộc đời cộng lại mới có thể đọc hết được số sách chưa trong đây.
Mà nói thế có khi còn là cường điệu. Chỉ cần lấy được hết số sách đó ra khỏi giá cũng khi cũng mất đủ một đời người rồi.