Thời điểm tiểu hành tinh mang "vật liệu sự sống" có thể đâm vào Trái đất
Bennu - tiểu hành tinh hình kim cương mà các nhà khoa học tin rằng chứa mầm sự sống sơ khai của Hệ Mặt trời - vẫn có một tỉ lệ nguy hiểm nhất định đối với Trái đất, theo NASA.
Theo AP, tuyên bố mới của NASA dựa trên nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ Davide Farnocchia từ Trung tâm Nghiên cứu vật thể gần Trái đất thuộc Phòng thí nghiệm Sức đẩy phản lực của NASA cho biết tỉ lệ Bennu đâm vào Trái đất là cao hơn trong tính toán mới, nhưng cũng không nên lo lắng về nó quá nhiều.
Tiểu hành tinh Bennu - (Ảnh: NASA)
Nghiên cứu dựa trên nhiều dữ liệu mà tàu Osiris-Rex của NASA đã ghi nhận được. Tàu vũ trụ này hiện đã tiếp cận Bennu cho nhiệm vụ lấy một mẫu vật trực tiếp từ tiểu hành tinh này để đem về Trái đất, dự kiến đến năm 2023 sẽ về đến nơi.
Trước khi Osiris-Rex đến nơi, các nhà khoa học tin rằng tỉ lệ Bennu va chạm với Trái đất là 1/2.700 vào năm cho đến năm 2200. Nhưng bây giờ, dữ liệu mới cho thấy tỉ lệ phải là 1/1750 cho đến năm 2300, trong đó ngày nguy hiểm nhất là 24/9/2182.
Theo CNN, NASA trấn an rằng tỉ lệ này vẫn còn thấp và bạn vẫn có thể tin rằng mình an toàn ít nhất trong thế kỷ này.
Nếu Bennu đâm vào Trái đất, nó không đủ để gây ra đại tuyệt chủng tương tương với vụ va chạm 66 triệu năm trước giết chết loài khủng long, tuy nhiên có thể tạo ra một miệng hố va chạm khổng lồ lớn gấp 100 lần bản thân tiểu hành tinh.
Tuy nhiên NASA vẫn có khá nhiều kế hoạch "phòng thủ Trái đất", bao gồm sứ mệnh dùng tàu vũ trụ "cảm tử" đánh bật tiểu hành tinh được công bố vào tháng 11/2020. Họ tin rằng với sự phát triển công nghệ của 100 năm tới, việc bảo vệ Trái đất sẽ còn dễ dàng hơn.
- Tại sao bom hạt nhân phát nổ tạo thành đám mây hình nấm?
- Vụ nổ thiên thạch có thể mạnh gấp 2.000 lần bom nguyên tử
- Giải mã lời nguyền "quốc bảo" trâu sắt đúc 1200 năm trước trồi lên từ dưới lòng sông