Thôi miên có thể thay thế thuốc gây tê để giảm đau

Nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh thôi miên có thể làm giảm đau và thay thế thuốc gây tê khi điều trị bệnh.

Năm 2000, tạp chí Brain Research Bulletin công bố bài báo khoa học về mô hình hoạt động não (điện não đồ - EEG) của các tình nguyện viên bị thôi miên. Kết quả cho thấy, não có sự gia tăng đáng kể dải sóng Gamma.

Dải sóng Gamma dao động ở tần số khoảng 40 Hz, thậm chí cao hơn, tương ứng với khoảnh khắc tạo cảm hứng sâu sắc. Những dải sóng khác của não, chẳng hạn như sóng Theta tương ứng với trạng thái tinh thần thư giãn, hoặc đang hoạt động để giải quyết vấn đề.

Năm 2004, nghiên cứu công bố trên tạp chí Pain chỉ ra sự khác biệt về nhận thức đau đớn giữa các tình nguyện viên tỉnh táo và tình nguyên viên trong tình trạng bị thôi miên. Ở những người dễ rơi vào trạng thái thôi miên sâu, cảm giác đau giảm đáng kể nhờ sự hình dung trong suốt quá trình thôi miên và sau thôi miên.


Con lắc là một trong những dụng cụ dùng để đưa con người vào trạng thái thôi miên. (Ảnh: iStock).

Không chỉ giúp tạo nguồn cảm hứng tuyệt vời và tăng cường khả năng giải quyết vấn đề cho não, thôi miên cũng đóng vai trò như một liều thuốc giảm đau mạnh.

Năm 2002, nghiên cứu trên Tạp chí Tâm sinh lý Quốc tế thảo luận về nhận thức đau đớn liên quan tới thôi miên và sóng Gamma 40Hz. Các tác giả nghiên cứu phát hiện hoạt động sóng Gamma báo trước mức độ đau đớn của đối tượng, trong khi không loại hoạt động não nào khác có tác dụng tương tự. Câu hỏi đặt ra là những tình nguyện viên bị thôi miên có thực sự cảm thấy bớt đau đớn hay kết quả này chỉ là sản phẩm của ý nghĩ.

Năm 2013, Tạp chí Phẫu thuật Sọ não và Hàm mặt công bố nghiên cứu nhổ 2 răng khôn của 24 tình nguyện viên. Ở mỗi bệnh nhân, một răng được nhổ bằng cách sử dụng liệu pháp thôi miên để ngăn ngừa đau răng, trong khi răng còn lại sử dụng biện pháp gây tê tại chỗ.

Kết quả cho thấy, trong số những người bị thôi miên, chỉ có hai đối tượng (8,3%) báo cáo xuất hiện cảm giác đau. Trong nhóm gây tê cục bộ, 8 người (33,3%) báo cáo bị đau. Bệnh nhân trong nhóm thôi miên ít bị đau hơn trong vài giờ đầu tiên sau khi nhổ răng.

Năm 1999, Acta Chirurgica Belgica, tạp chí chính thức của Hiệp hội Phẫu thuật Hoàng gia Bỉ, công bố nghiên cứu về thôi miên, tác động của nó đối với phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp và mổ cổ tử cung thay cho gây mê toàn diện. Tất cả bác sĩ tham gia nghiên cứu thừa nhận điều kiện ca mổ trở nên tốt hơn khi ứng dụng liệu pháp thôi miên trong phẫu thuật cổ tử cung. Bệnh nhân bị thôi miên có trải nghiệm dễ chịu và ít đau đớn sau phẫu thuật, nhờ đó việc sử dụng thuốc giảm đau cũng giảm mạnh.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất