Thú vị quanh món cổ vật khai quật bị các chuyên gia tưởng nhầm là bô đi tiểu

Lịch sử Trung Quốc rộng lớn và sâu sắc, với vô số di tích văn hóa còn sót lại có giá trị hàng ngàn năm lịch sử.

Việc xác định mục đích sử dụng của các cổ vật hoặc các di tích văn hóa cổ đại cũng được coi là một khảo nghiệm khó khăn. Đôi khi nếu chỉ dựa vào kinh nghiệm của các chuyên gia, các phán cũng có thể sai lệch.

Năm 1995, tại Triệu Thổ Cương (Zhaotugang) ở Nam Kinh, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra một ngôi mộ cổ của nước Ngô trong thời kỳ Tam Quốc. Trong số các di tích văn hóa được khai quật, một cổ vật có hình thù như chiếc bình nằm có quai  đã thu hút sự chú ý của các chuyên gia. Cổ vật văn hóa này là “thanh dứu hổ tử”.


Thanh dứu hổ tử.

Thanh dứu hổ tử có kích thước cao 15cm, dài khoảng 20cm, miệng tròn và nghiêng 45 độ. Ban đầu, các chuyên gia trong nước đều đồng ý rằng đó là một chiếc bô đi tiểu đêm cho đàn ông thời cổ xưa, bởi vì vẻ ngoài của nó rất giống. Trong một thời gian dài, mọi người đều giữ sự đồng thuận này cho đến một thời gian sau, khi phát hiện 13 chũ được khắc ở phần bụng của bình.

13 chữ trên bụng là "ô xích thập tứ niên hội kê Thượng Ngu sư Viên Nghi tác”. Trong đó, Ô Xích là niên hiệu của Tôn Quyền – hay còn tự là Trọng Mưu,  thụy hiệu Ngô Đại Đế, là người sáng lập của chính quyền Đông Ngô dưới thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Năm thứ mười bốn của Ô Xích là năm 251 sau Công nguyên. Viên Nghi là một nghệ nhân chế tác các tác phẩm sứ về hổ. Vào thời cổ đại, chỉ có những món đồ quý giá và tinh xảo mới được khắc tên của người thợ và thời gian sản xuất.

Sau thời kỳ đỉnh cao của Tam Quốc, sự phát triển của nông nghiệp đã kéo theo sự phát triển ngành gốm sứ và nhu cầu về đồ sứ. Ngoài ra, khu vực xung quanh trung lưu của sông Tào Nga rất giàu đất sứ và nhiên liệu, giao thông thuận tiện, dẫn đến sự phát triển nhanh chóng của ngành sản xuất sứ, và đã mở ra thời kỳ hoàng kim của ngũ triều nhà Đường. Vào thời điểm đó, tại Thượng Ngu (Thiệu Hưng, Triết Giang), nơi khởi nguyên của sứ, rất nhiều các bậc thầy làm sứ nổi tiếng như Viên Nghi, Phạm Hưu Khả, Hạng Bá… đã xuất hiện. Một số lượng lớn các tác phẩm của họ đã được khai quật tại Nam Kinh, thủ đô của sáu triều đại, và các quận và thành phố lân cận.

Cổ vật “thanh dứu hổ tử” này là phong cách gốm sớm nhất được tìm thấy cho đến nay. Mười ba ký tự, tích hợp năm, địa điểm nung và tên của công nhân lò nung, là cơ sở quan trọng xác định sự tồn tại của "lò nung chính thức" của ngành công nghiệp sứ.  

Hiện tại, thanh dưu hổ tử được thu thập trong Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc và là một di tích văn hóa cấp kho báu quốc gia. Bởi vì vẫn còn nhiều bí ẩn chưa được giải mã xung quanh cổ vật này, để ngăn chặn thiệt hại trong quá trình vận chuyển, Phòng quản lý di tích văn hóa quốc gia đã cấm triển lãm ở nước ngoài.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất