Thức ăn thừa ngày Tết bảo quản trong tủ lạnh được bao lâu?

Ngày Tết lượng thức ăn dư thừa nhiều nên việc bảo quản trong tủ lạnh khó khăn hơn cũng như tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm nếu bảo quản không đúng cách.

Việc bảo quản đồ ăn thừa trong tủ lạnh sẽ giúp bạn không bỏ phí thực phẩm, đặc biệt trong dịp lễ Tết - khi lượng thức ăn dư thừa rất nhiều. Tuy nhiên, việc ăn thức ăn thừa để quá lâu trong tủ lạnh có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe, chẳng hạn như ngộ độc. Vậy thức ăn thừa ngày Tết bảo quản trong tủ lạnh được bao lâu?

Bảo quản thức ăn thừa trong tủ lạnh đúng cách

Bảo quản thức ăn thừa đúng cách sẽ đảm bảo thức ăn được bảo quản lâu nhất có thể cũng như phòng tránh tình trạng nhiễm khuẩn chéo giữa các loại thực phẩm. Dưới đây là cách bảo quản thức ăn thừa trong tủ lạnh:

Làm lạnh hoặc đông lạnh thức ăn thừa trong vòng 2 giờ

Vi khuẩn phát triển mạnh ở nhiệt độ từ 4°C đến 60°C. Phạm vi nhiệt độ này được gọi là "vùng nguy hiểm". Vì vậy, để đảm bảo an toàn, bạn nên cất chúng vào trong tủ lạnh trong vòng 2 giờ sau khi nấu (hoặc trong vòng 2 giờ sau khi lấy chúng ra khỏi thiết bị hâm nóng).

Mặc dù việc bảo quản lạnh làm chậm sự phát triển của hầu hết vi khuẩn nhưng điều quan trọng cần lưu ý là một số vi khuẩn như Listeria monocytogenes vẫn có thể phát triển ở nhiệt độ lạnh.

Bảo quản thức ăn thừa trong túi kín hoặc hộp đựng nông và kín khí

Việc đậy kín, bọc hoặc niêm phong thực phẩm sẽ giúp thực phẩm luôn ẩm và ngăn ngừa những mùi không mong muốn từ các loại thực phẩm khác.

Tuy nhiên, khi lựa chọn hộp bảo quản thực phẩm bạn nên lưu ý: Nếu chọn hộp nhựa, bạn nên lựa chọn những hộp nhựa có in số 2, số 4 và số 5 ở phía dưới - đây được coi là loại nhựa an toàn cho việc bảo quản thực phẩm. Ưu tiên bảo quản thức ăn trong hộp thuỷ tinh để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ.

Ghi tem nhãn nên hộp thực phẩm

Ghi tem nhãn lên hộp thực phẩm sẽ giúp bạn biết thời gian bắt đầu bảo quản để có có kế hoạch nên ăn món nào trước và thời gian cần vứt bỏ. Bạn cũng nên ghi chú thêm những món nào không để được lâu ngày và ưu tiên ăn những thực phẩm đó trước.

Nên bảo quản thức ăn thừa ở ngăn trên cùng của tủ lạnh

Những thực phẩm thừa không nên để tiếp xúc với mầm bệnh có thể nhỏ giọt từ thịt sống hoặc các thực phẩm khác. Vì vậy, nên để thức ăn thừa ở ngăn trên cùng của tủ lạnh (tủ mát chứ không phải tủ đá).

Giữ tủ lạnh của bạn ở mức dưới 4 độ C

Đây là nhiệt độ có thể ngăn chặn sự phát triển của hầu hết các loại vi khuẩn.

Vứt bỏ thức ăn thừa đã được hâm nóng lại một lần

Khi hâm nóng lại thức ăn trong tủ lạnh thì một số loại vi khuẩn có thể đã phát triển trong thức ăn. Do vậy, nếu ăn không hết thì bạn nên vứt bỏ luôn.

Làm tan thức ăn thừa đông lạnh trong tủ lạnh để chúng được an toàn

Nếu thức ăn thừa của bạn được bảo quản ở dạng cấp đông, bạn nên rã đông thực phẩm ở trong tủ, tránh bỏ ra bên ngoài vì có thể khiến thực phẩm bị nhiễm khuẩn và gây hại.


Bảo quản thức ăn thừa trong hộp kín khi cho vào tủ lạnh. (Ảnh: Internet).

Cách hâm nóng thức ăn thừa trong tủ lạnh

Nếu hâm nóng lại thức ăn trong tủ lạnh không đúng cách, bạn cũng có thể bị ngộ độc hoặc gặp các vấn đề về tiêu hoá như đi ngoài, đau bụng... Vì vậy, khi hâm nóng lại thức ăn trong tủ lạnh, bạn nên lưu ý một số điều sau:

Lý giải nguyên nhân ăn thức ăn thừa để trong tủ lạnh có thể gây ung thư

Thức ăn thừa từ các cuộc thi đầu bếp như MasterChef sẽ đi về đâu?

Phát minh tuyệt vời biến rác thải thành năng lượng để nấu ăn

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất