Thuốc chống loãng xương có thể ức chế ung thư vú

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một loại thuốc loãng xương có thể ngăn chặn sự tăng trưởng của tế bào ung thư vú. Hiện tại, họ đang tìm hiểu về tiềm năng của loại thuốc này để đưa ra phương pháp điều trị mới cho những phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao.

Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ đã liệt kê những biện pháp để phòng ngừa ung thư vú như phẫu thuật (giảm thiểu rủi ro) hoặc dùng thuốc, hóa chất, thực phẩm bổ sung để ngăn ngừa. Một nghiên cứu mới cho thấy rằng có thể có một biện pháp khác - đó là dùng thuốc loãng xương (denosumab) để kìm hãm các tác hại của các gene đột biến.

"Chúng tôi quan tâm đến việc tìm kiếm một phương pháp mà không cần đến phẫu thuật", Emma Nolan đến từ Walter và Viện Eliza Hall tại Melbourne đã nói với tờ The Guardian.

Tên gọi của loại thuốc này là denosumab. Nó có thể được dùng để điều trị cho những bệnh nhân ung thư vú có gene BRCA1 bị đột biến. Một loại gene mà ngôi sao điện ảnh Angelia Jolie đã ước tính nếu như gen này bị đột biến thì người phụ nữ sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú là 87% và ung thư buồng trứng là 50%.

Trong trạng thái khỏe mạnh, các gene BRCA1 và BRCA2 sản xuất protein ức chế khối u, giúp sửa chữa hư hỏng của DNA và đảm bảo sự ổn định của việc di truyền tế bào. Tuy nhiên, nếu những gene này bị đột biến và không hoạt động đúng, chúng có thể sản xuất ra các protein bị lỗi và sẽ không sửa chữa những hư hỏng của DNA.

Điều này khiến cho các tế bào mới sản sinh bị đột biến, như vậy người phụ nữ dễ dàng mắc phải căn bệnh ung thư vú và ung thư buồng trứng. "Khoảng hơn một nửa phụ nữ có gene BRCA1 và BRCA2 bị đột biến sẽ mắc bệnh ung thư vú ở tuổi 70", theo một báo cáo của tờ The Guardian.

Nếu một người phụ nữ khi kiểm tra phát hiện mình dương tính với các loại đột biến thì sẽ có một số biện pháp để giảm thiểu nguy cơ phát triển bệnh ung thư. Tuy nhiên, nhiều người không phát hiện sớm để điều trị hiệu quả.


Phụ nữ có gene BRCA1 và BRCA2 bị đột biến sẽ dễ mắc bệnh ung thư vú. (Ảnh: Guschenkova/Shutterstock.com).

Nolan và các đồng nghiệp đã phân tích các mô vú từ một người phụ nữ gene BRCA1 bị đột biến và đã phát hiện thấy một nhóm các tế bào bị đột biến phát triển rất nhanh, có vẻ như chúng chính là tiền thân của ung thư vú.

Bên trong các tế bào, nhóm nghiên cứu phát hiện ra một loại protein được gọi là thụ thể RANK (đó là các tín hiệu cho các tế bào vú khi chúng phát triển), đặc biệt là trong thời kỳ mang thai và kinh nguyệt. Nếu protein này bị loại bỏ thì các tế bào vú sẽ phân chia một cách không kiểm soát được, dẫn đến ung thư vú.

Chính phát hiện của nhóm nghiên cứu này đã khiến cho các nhà khoa học thử nghiệm một phương pháp điều trị mới. Có một thực tế thú vị là các protein thụ thể RANK đã xuất hiện trong thuốc loãng xương denosumab để điều trị cho các bệnh nhân bị loãng xương, hoặc ở những bệnh nhân mà bệnh ung thư vú đã di căn vào xương.

Khi nhóm nghiên cứu thử nghiệm trên chuột có tế bào ung thư vú phát triển và ở mô vú cô lập thì các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng thuốc loãng xương denosumab có thể ngăn ngừa hoặc trì hoãn sự phát triển của các khối u.

"Chúng tôi rất vui mừng với những phát hiện này bởi vì nó đồng nghĩa với việc chúng tôi đã tìm thấy một chiến lược có thể có ích để ngăn ngừa ung thư vú ở phụ nữ, đặc biệt những người có gene BRCA1 đột biến" Geoff Lindeman, một bác sĩ chuyên khoa y tế Bệnh viện Hoàng gia Melbourne cho biết.

Nhóm nghiên cứu đã đưa ra kết quả một cách thận trọng bởi khi họ nhân rộng trong thực tế, dùng trên thân thể người - thay vì chuột hoặc các mô vú cô lập – chúng sẽ có nhiều sự khác biệt. Một nghiên cứu lâm sàng lớn về vấn đề này đang được tiến hành với nhiều tình nguyện viên và dự kiến ​​sẽ được mở rộng trong hai năm.

Một nhóm nghiên cứu có trụ sở tại London đã báo cáo hồi đầu năm nay rằng họ đã thu nhỏ khối u ung thư vú chỉ trong 11 ngày bằng việc kết hợp thuốc và một silicon "bóng nano". Họ tin rằng khả năng chữa khỏi là 50%. Hãy hy vọng rằng các thử nghiệm lâm sàng sẽ cung cấp cho chúng ta nhiều thông tin tích cực hơn.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất