Thuốc giảm đau có thể làm tăng nguy cơ đau tim lên 100%

Các loại thuốc giảm đau được bác sĩ chỉ định, bao gồm ibuprofen, có thể làm tăng nguy cơ gây đau tim chỉ trong vòng 1 tháng nếu sử dụng với liều lượng cao.

Theo The Guardian, tất cả năm loại thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) được kiểm định đều có khả năng làm tăng nguy cơ đau tim chỉ sau tuần đầu sử dụng. Các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng có đến hơn 90% khả năng các loại NSAIDs mà họ nghiên cứu có mối liên hệ với nguy cơ đau tim.

Khả năng xảy ra đau tim là cao hơn khoảng 20-50% nếu dùng NSAIDs so với việc không dùng thuốc, và khả năng này còn phụ thuộc vào từng loại thuốc khác nhau, bao gồm cả: naproxen, diclofenac, celecoxib, và rofecoxib. Do đó, các nhà nghiên cứu khuyến cáo những người kê đơn thuốc cần xem xét nguy cơ và lợi ích của NSAIDs trước khi đề nghị bệnh nhân sử dụng thuộc, đặc biệt là với liều cao.

Một số nghiên cứu trước đó cũng cho rằng NSAIDs có thể làm tăng nguy cơ tổn thương tim.


Thời lượng điều trị càng dài, khả năng gây đau tim cũng không có dấu hiệu tiếp tục tăng.

Số liệu cụ thể cho thấy trong số 446.763 bệnh nhân tại Canada, Phần Lan và Anh, thì có 61.460 người đã bị đau tim.

Thời lượng điều trị càng dài, khả năng gây đau tim cũng không có dấu hiệu tiếp tục tăng, tuy nhiên các nhà nghiên cứu vẫn khuyên rằng chỉ dùng NSAIDs trong thời gian càng ngắn càng tốt. Theo họ, khả năng tăng nguy cơ đau tim là 75% đối với ibuprofen và naproxen, hơn 100% đối với refecoxib. Do đó, mọi người nên cẩn trọng khi sử dụng thuốc giảm đau và tìm kiếm những phương thức trị liệu khác nếu có thể.

Nghiên cứu này chưa làm rõ được nguy cơ đau tim giữa những người dùng NSAIDs và những người không dùng, cũng như chưa loại trừ được những yếu tố có thể ảnh hưởng đến nguy cơ này, do đó theo nhiều nhà nhận định, rất khó để đưa ra được bất kì kết luận nào.

Theo giáo sư Stephen Evans của Trường Y học nhiệt đới London, "đây là một nghiên cứu có chất lượng tốt và toàn diện". Tuy nhiên theo ông, có hai vấn đề chính ở đây là nguy cơ đau tim khá nhỏ, và đối với những người không có nguy cơ đau tim cao thì những nghiên cứu trên không có tính ứng dụng. Ông khuyên rằng không có lý do gì để lo lắng đối với phần lớn người dùng thuốc.

Cũng theo giáo sư Helen Stokes-Lampard - giám đốc Đại học Hoàng gia GPs, những loại thuốc này có thể có hiệu quả trong thời gian ngắn nhằm giúp nhiều bệnh nhân giảm đau. Mọi quyết định của người kê đơn đều dựa trên tình trạng cũng như tiểu sử dùng thuốc của từng bệnh nhân, và luôn được xem xét kỹ.

Trung bình mỗi năm có khoảng 190.000 người nhập viện vì đau tim ở Anh, theo Hiệp hội tim mạch Anh Quốc.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất