Tia laser có đe dọa tới phi công và máy bay hay không?
Những chiếc đèn chiếu laser cầm tay bình thường là cực kỳ nguy hiểm đối với các phi công, làm đe dọa tới an toàn bay dẫn tới tại Mỹ cũng như nhiều nước khác, hành động chiếu đèn laser vào máy bay là vi phạm luật pháp liên bang và bạn có thể ngồi tù vì điều này.
Nếu như ở dưới mặt đất, ánh sáng đèn laser có vẻ yếu và bị loãng đi bởi các nguồn sáng khác mạnh hơn bởi công suất của những chiếc đèn thông thường không vượt quá 5mW. Nhưng không phải vì thế mà chúng ta có thể đánh giá thấp khả năng chiếu xa của nó hoặc những gì mà nó có thể gây ra cho máy bay hoặc trực thăng.
Tại sao ghê vậy? Nguyên nhân là do cái thứ ánh sáng mà chúng ta thường cho là "yếu" dưới đất không chỉ có thể vươn tới buồng lái máy bay mà còn được khuyếch đại lên bởi loại kính hữu cơ của buồng lái. Khi đó, khả năng quan sát của phi công sẽ bị mất đi bởi những lóe sáng đó và FBI ví như là đánh đèn flash trong buồng tối vậy. Với khoảng cách lên tới 365 mét (1200 feet), nó có thể nhấn chìm khả năng quan sát của những ai ngồi trong buồng lái máy bay và trong tiêu chuẩn an toàn hàng không, điều đó vẫn còn khả năng gây mất tập trung ở độ cao lên tới 12.000 feet (gần 3660 mét).
Vệc dùng tia laser để chiếu vào người khác dù với bức cứ lý do gì là tối kỵ và cần phải được ngăn chặn kịp thời.
Chuyện kể rằng một người đàn ông mang tên Michael Brandon Smith đang trên đường vào buổi trưa. Một tay cầm chai bia và tay kia cầm đèn chiếu laser. Buồn buồn, ông quyết định thử xem chiếc đèn chiếu laser nhỏ xíu có chiếu tới chiếc trực thăng đang bay trên đầu hay không. Và thật ra là chiếu tới và không lâu sau đó, cảnh sát đã tới gõ cửa nhà ông. Smith bị kết án 2 tháng quản thúc tại nhà và 2 năm quản chế. Đó là chiếc trực thăng giao thông và sau khi bị Smith chiếu đèn, nó khiến phi công tạm thời mất phương hướng.
Mặc dù cho tới nay chưa có một tai nạn nào xảy ra do nguyên nhân trên nhưng điều đó có ảnh hưởng rất lớn đối với tình hình sức khỏe phi công: hơn 35 trường hợp đã buộc phải có chăm sóc y tế. Do đó, cục quản lý hàng không liên bang (FAA) và FBI phải tiến hành các biện pháp nhằm cấm tình trạng này xảy ra mặc dù chỉ trong năm 2013, hơn 2000 trường hợp chiếu laser vào máy bay đã xảy ra. Trong trường hợp của Smith, ông đã sử dụng một chiếc đèn chiếu laser thông thường. Vào năm 2012, một thanh niên 19 tuổi đã nhận mức án 30 tháng tù giam do dùng một tia laser mạnh hơn và khiến phi công bị mất phương hướng. Cũng trong năm này, một người khác tên là Sergio Rodriguez đã nhận mức án 14 năm tù giam bởi đã dùng đèn chiếu laser mạnh hơn 13 lần.
Và không chỉ đe dọa tới an toàn hàng không, tia laser (dù xanh hay đỏ) vẫn có mức độ tập trung ánh sáng cao, cường độ mạnh và có khả năng làm tổn thương võng mạc hoặc thậm chí là gây mù mắt. Một số loại đèn laser hồng ngoại mặc dù không nhìn thấy được nhưng lại càng nguy hiểm hơn đối với mắt. Bởi lẽ thế, việc dùng tia laser để chiếu vào người khác dù với bức cứ lý do gì là tối kỵ và cần phải được ngăn chặn kịp thời.