Tia nắng hình rẻ quạt gây chú ý trên bầu trời Sài Gòn

Chiều 9/4, tia nắng hình rẻ quạt xuất hiện trên bầu trời Sài Gòn, nhiều người đi đường đã chụp lại khoảnh khắc này và chia sẻ trên mạng xã hội.


Chiều ngày 9/4, những đường nắng hình "rẻ quạt" xuất hiện bất ngờ trên bầu trời Sài Gòn, và lưu lại thời gian khá lâu. (Ảnh: Phương Kỳ Bảo).


Trong ánh chiều vàng, những tia rẻ quạt chuyển nhiều màu sắc, có thể được quan sát từ nhiều vị trí của thành phố. (Ảnh: Huỳnh Nga).


Nhìn từ xa, có 5 tia rẻ quạt in bóng mây trên bầu trời. Lượng sáng từ các tia này khá lớn, in bóng trên mặt nước. Càng về tối, những tia rẻ quạt càng đậm màu hơn, in chói trên nền trời. (Ảnh: Nguyễn Bá Ngọc).


Bầu trời chia màu xanh - đỏ rực rỡ từ đại lộ Nguyễn Văn Linh. (Ảnh: ThanhTungPhoto).


Tia rẻ quạt nhìn từ cầu Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thạnh. "Khi chụp bức ảnh, cảm thấy Sài Gòn thật đẹp và yên bình", tác giả Hạo Thái cho biết. Sau khi xem những hình ảnh này, ông Lê Đình Quyết, Phó phòng dự báo khí tượng Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, cho rằng hiện tượng này nhìn khá thú vị nhưng không có gì kỳ bí. Đây là loại mây trung tích có tên gọi mây Ac (Altocumulus), có độ cao trung bình từ 2,5-6 km. Với loại mây này thường cho thời tiết tốt, không mưa, thỉnh thoảng xuất hiện tán mặt trời hay tán mặt trăng. (Ảnh: Hạo Thái Channel).


Ông Quyết lý giải màu mây đỏ, vàng vì là thời điểm hoàng hôn, khi mặt trời gần đi xuống đường chân trời. "Mặt trời lặn" bước sóng ánh sáng gần màu đỏ (0.64-0.76 mm hoặc màu cam, bước sóng 0.59-0.65mm). Mây có hình rẻ quạt là do khúc xạ ánh sáng, khi vị trí mặt trời thấp, gặp đám mây che phủ có hình dạng "đặc biệt", ta hình dung giống như khi chiếu đèn pin lên vật có hình gì đó , ánh sáng sẽ tán xạ lên tạo những hình "đặc biệt" như vậy. (Ảnh: Nhơn Võ).


Ông Quyết kết luận đây chỉ là hình dạng mây có cấu trúc hơi "đặc biệt", nhưng không phải là dấu hiệu hiện tượng thời tiết nguy hiểm mà thời tiết vẫn bình thường, ít khả năng mưa, ngày nắng. (Ảnh: Jess Hồ).

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất