Tìm hiểu loài rắn độc thứ hai thế giới

Eastern brown là loài rắn độc thứ hai trên thế giới, nọc độc được bao gồm neurotoxins và chất đông tụ máu.

Rắn Eastern brown, hay còn được gọi với cái tên Common Brown, là một loại rắn có họ Elapid và sống phổ biến tại Australia.

Rắn Eastern brown khi trưởng thành khác nhau về màu sắc. Thông thường là màu nâu bóng, chúng có thể có các mảng màu khác nhau, có cả đốm và sọc, màu sắc cơ thể phổ biến từ màu nâu vàng đến xám đen, có cả màu da cam, bạc, vàng... các con đang trưởng thành cơ thể có màu phân dải thành sọc ngang đen xám, đầu gáy màu đen và rất nhiều các điểm màu đỏ nâu ở phần bụng.

Rắn Eastern brown có chiều dài trung bình 1,5-1,8m và nó hiếm khi lớn hơn 2m. Loài rắn này được tìm thấy tại tất cả các đường dọc theo bờ biển phía Đông của Australia, từ mũi Cape York, dọc theo bờ biển phạm vi của New South Wales, Victoria và Nam Australia.

Rắn Eastern brown chỉ hoạt động vào ban ngày. Khi bị kích động, chúng vươn cao cổ theo hướng thẳng đứng hình chữ S. Rắn Eastern brown có một môi trường sống hết sức đa dạng từ ướt đến khô (rừng bạch đàn) và các dãy cây mọc ven biển, rừng hoang mạc, đồng cỏ khô cằn. Chúng không sinh sống ở các khu rừng nhiệt đới và các nơi có độ ẩm cao.

Rắn Eastern brown ăn bất kỳ các loại động vật có xương sống bao gồm các loài ếch, thằn lằn, rắn, chim và các loài gặm nhấm. Loài này đặc biệt săn mồi bằng cách truyền nọc độc và siết chặt con mồi.

Nọc của loài rắn này được lấy trong phòng thí nghiệm trung bình là 4,7mg 1 lần lấy. Giống như hầu hết các loài rắn có nọc độc, số lượng nọc phụ thuộc vào kích thước của con rắn.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất