Tìm hiểu về châu Á

Châu Á là một châu lục có nhân khẩu nhiều nhất cả thế giới, đồng thời cũng là châu lục có mật độ nhân khẩu lớn nhất.

Các khu vực ở châu Á

Vùng đất châu Á bát ngát xa thẳm, để cho thuận lợi nhận biết, chiếu theo vị trí và hướng địa lí, đem châu Á chia làm 6 khu vực là Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á, Trung Á, Tây Á và Bắc Á. Môi trường tự nhiên và hoạt động loài người của các vùng đất này mỗi nơi có đặc sắc riêng.

Đông Á

Đông Á chỉ vùng đất phía đông của châu Á. Bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Mông Cổ. Diện tích chừng 11,8 triệu km2. Nhân khẩu hơn 1,6 tỉ. Địa thế phía tây cao phía đông thấp, chia làm bốn bậc thang. Cao nguyên Thanh Tạng ở phía tây nam Trung Quốc gọi là "nóc nhà thế giới", chiều cao cách mặt phẳng nước biển trung bình trên 4.000 mét. Phía nửa đông nam là miền gió mùa, thuộc về khí hậu rừng lá rộng ôn đới và khí hậu rừng rậm á nhiệt đới; phía tây bắc thuộc về khí hậu thảo nguyên hoặc sa mạc ôn đới tính lục địa; phía tây nam thuộc về khí hậu cao nguyên và núi.

Từ tháng 5 đến tháng 10 vùng đất phía đông đi sát bờ biển bị ảnh hưởng của bão nhiệt đới tây bắc Thái Bình Dương. Tài nguyên khoáng sản phong phú nhất là than đá, sắt, dầu thô, đồng, stibium, tungsten, molypden, vàng, magnesit, than chì.

Đông Á là chỗ sản sinh bắt nguồn thực vật vun trồng như lúa gié, củ mài, lúa tắc, lúa tám đen, đậu nành, cỏ gai, cây trà, tung dầu, cây sơn, quýt hồng, long nhãn, cây vải, nhân sâm. Lúa thóc chiếm trên 40% tổng sản lượng lúa thóc thế giới, lá trà chiếm trên 25% tổng sản lượng thế giới, đậu nành chiếm 20%. Sản lượng sợi bông, đậu phộng, bắp, mía, mè, cải dầu, tơ tằm chiếm địa vị trọng yếu trên thế giới.

Tây Á

Tây Á cũng gọi là Tây Nam Á, chỉ vùng đất phía tây của châu Á. Bao gồm Thổ Nhĩ Kì, Israel, Iran, Iraq, Cộng hòa Síp, Syria, Liban, Pakistan, Jordan, Kuwait, Arabi Saudi, Yemen, Oman, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Qatar, Bahrain, Gruzia, Armenia và Azerbaijan. Diện tích chừng 6 triệu km2. Nhân khẩu hơn 300 triệu.

Cao nguyên trải rộng, phần phía bắc nhiều mạch núi. Đồng bằng Mesopotamia ở vào khoảng giữa cao nguyên núi ở phía bắc và bán đảo Arabi ở phía nam là do sông Ơ-phơ-rát và sông Ti-gơ-rít trùng tích mà hình thành nên. Khí hậu khô khan. Diện tích sa mạc ở phía nam rộng lớn. Vùng đất đi sát bờ biển Địa Trung Hải và Biển Đen cùng với vùng núi ở phía tây trong khu vực này thuộc về khí hậu dạng thức Địa Trung Hải, cao nguyên phía đông và nội lục thuộc về khí hậu thảo nguyên hoặc sa mạc á nhiệt đới, phần lớn vùng đất ở bán đảo Arabi thuộc về khí hậu sa mạc nhiệt đới. Trữ lượng và sản lượng dầu thô chiếm địa vị trọng yếu trên thế giới.

Tây Á là chỗ sản sinh bắt nguồn thực vật vun trồng như cà rốt, dưa lưới, hành tây, rau chân vịt, cỏ linh lăng, chà là cùng với các giống gia súc như lạc đà Arabi, ngựa Arabi, dê Angora, thỏ Angora.

Trung Á

Trung Á chỉ vùng đất ở giữa của châu Á. Bao gồm Turkmenistan, Uzbekistan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Kazakhstan. Vùng đất phía đông nam trong khu vực này là vùng núi, động đất nhiều lần, thuộc về khí hậu núi; các vùng đất còn lại là đồng bằng, gò đồi, sa mạc trải rộng, khí hậu khô cạn, thuộc về khí hậu sa mạc hoặc thảo nguyên nhiệt đới và á nhiệt đới. Lấy khí thiên nhiên, dầu thô, than đá, đồng, chì, kẽm, thuỷ ngân, lưu huỳnh, mirabilit (tức natri xunphát ngậm nước) làm khoáng vật khá trọng yếu. Tài nguyên khoáng sản của Trung Á vô cùng phong phú, ngành công nghiệp quân sự phát đạt.

Trung Á là chỗ sản sinh bắt nguồn thực vật vun trồng như đậu Hà Lan, đậu tằm, trái táo tây cùng với cừu Karakul. Sản xuất cây bông sợi, cây thuốc lá, tơ tằm, lông cừu, cây nho và cây táo tây.

Nam Á

Nam Á chỉ vùng đất phía nam của châu Á. Bao gồm Ấn Độ, Afghanistan, Maldives, Bhutan, Sri Lanka, Pakistan, Bangladesh và Nepal. Diện tích chừng 5,1 triệu km2. Nhân khẩu 1,8 tỉ. Vùng đất phía bắc trong khu vực này là vùng núi của chân núi phía nam mạch núi Himalaya, bán đảo Ấn Độ ở phía nam là cao nguyên Deccan, giữa vùng núi phía bắc và cao nguyên Deccan là đồng bằng sông Ấn Độ - sông Hằng.

Đồng bằng ở phía bắc và ở giữa về cơ bản thuộc về khí hậu rừng rậm á nhiệt đới, cao nguyên Deccan và phía bắc Sri Lanka thuộc về khí hậu thảo nguyên nhiệt đới, đoạn tây nam của bán đảo Ấn Độ, phía nam Sri Lanka và toàn bộ Maldives thuộc về khí hậu rừng mưa nhiệt đới, đồng bằng sông Ấn Độ thuộc về khí hậu thảo nguyên hoặc sa mạc á nhiệt đới. Lấy sắt, mangan, than đá làm tài nguyên khoáng sản phong phú nhất.

Nam Á là chỗ sản sinh bắt nguồn thực vật vun trồng như xoài, thầu dầu, cà tím, chuối rừng, cây mía và củ sen. Cây đay vàng (Corchorus capsularis L) và lá trà chiếm chừng 1/2 tổng sản lượng thế giới. Sản lượng của gạo, đậu phộng, mè, cải dầu, mía, bông sợi, cao su, lúa tẻ hột nhỏ, dừa sấy khô chiếm địa vị trọng yêu trên thế giới.

Bắc Á

Bắc Á chỉ vùng đất Siberia của nước Nga phần châu Á. Vùng đất phía tây là đồng bằng Tây Siberia, phía giữa là vùng núi và cao nguyên Trung Siberia, phía đông là vùng núi Viễn Đông. Vòng cực về phía bắc thuộc về khí hậu đồng rêu hàn đới, vùng đất còn lại thuộc về khí hậu rừng lá kim ôn đới. Khoảng thời gian dòng sông đông lại thành băng là từ 6 tháng trở lên. Lấy dầu thô, than đá, đồng, vàng, đá kim cương làm khoáng vật khá trọng yếu. Sản xuất các loại lúa tẻ, khoai tây, cây lanh và vật liệu gỗ.

Đông Nam Á

Đông Nam Á chỉ vùng đất phía đông nam của châu Á. Bao gồm các nước và vùng đất như Singapore, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, Lào, Philippines, Campuchia, Myanmar, Brunei và Đông Timor. Diện tích chừng 4,5 triệu km2. Nhân khẩu hơn 650 triệu. Về phương diện địa lí bao gồm hai phần lớn bán đảo Ấn - Trung và quần đảo Mã Lai. Là một trong các vùng đất có núi lửa nhiều nhất trên thế giới. Phía nam vùng quần đảo và bán đảo thuộc về khí hậu rừng mưa nhiệt đới, vùng núi phía bắc bán đảo thuộc về khí hậu rừng rậm á nhiệt đới. Lấy thiếc, dầu thô, khí thiên nhiên, than đá, niccolum, quặng bô-xít, tungsten, crôm, vàng, v.v làm khoáng vật trọng yếu.

Đông Nam Á là chỗ sản sinh bắt nguồn thực vật vun trồng nhiệt đới như cây chanh tây, cây đay vàng, cây đinh hương, đậu khấu, hồ tiêu, chuối rừng, cây cau, cây mít, cây chuối sợi đay (hoặc gọi cây đay Manila), sản xuất dồi dào gạo, cao su, hương liệu, gỗ tếch, cây bông thân gỗ, thuốc quinin, trái cây nhiệt đới. Trong các nước, Indonesia là nước có núi lửa nhiều nhất trên thế giới, có danh hiệu "đất nước núi lửa".

Vị trí địa lý của châu Á


Châu Á chia làm 6 khu vực là Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á, Trung Á, Tây Á và Bắc Á.

Địa thế châu Á lên xuống rất lớn, khoảng giữa cao, bốn phía chung quanh thấp. Vùng đất phía đông có một dãy quần đảo hình vòng cung nhiều kiểu khác nhau dài từ nam đến bắc. Chiều cao cách mặt phẳng nước biển trung bình chừng 950 mét, là một châu lục có địa thế cao nhất trên thế giới trừ châu Nam Cực ra. Núi, cao nguyên, gò đồi chiếm chừng 3/4 tổng diện tích, trong đó có 1/3 khu vực chiều cao cách mặt phẳng biển trên 1000 mét. Đỉnh núi cao trên 8.000 mét so với mặt phẳng biển trên thế thế giới, tất cả phân bố ở khu vực mạch núi Karakoram và mạch núi Himalaya.

Đồng bằng chiếm 1/4 tổng diện tích, ước tính hơn 10 triệu km2. Cả châu Á về tổng quát lấy cao nguyên Pamir làm trung tâm, một loạt mạch núi cao lớn toả ra hướng về phía tây và kéo dài đến cạnh ven đất liền. Chủ yếu có mạch núi Thiên Sơn, mạch núi Côn Luân, mạch núi Himalaya, mạch núi Altai, mạch núi Hindu Kush, mạch núi En-bớc-gi, mạch núi Tâu-rớt, mạch núi Gia-gơ-rốt, v.v Giữa các mạch núi chủ cán kể trên có cao nguyên Thanh Tạng, cao nguyên Mông Cổ, cao nguyên Iran, cao nguyên Anatolia (hoặc gọi cao nguyên Thổ Nhĩ Kì), cao nguyên Deccan, cao nguyên Arabi, cao nguyên Trung Siberia và bồn địa Tarim, bồn địa Junggar, bồn địa Qaidam, v.v

Ở mặt bên ngoài của núi và cao nguyên phân bố đồng bằng diện tích rộng lớn, chủ yếu có đồng bằng Đông Bắc, đồng bằng Hoa Bắc, đồng bằng trung và hạ du Trường Giang, đồng bằng sông Ấn Độ - sông Hằng, đồng bằng Mesopotamia (hoặc gọi đồng bằng Lưỡng Hà), đồng bằng Tây Siberia.

Châu Á không những lên xuống hai đầu trên đất liền, lại còn quần đảo hình vòng cung ở rìa phía đông đất liền và bộ phận đáy biển ở Thái Bình Dương cũng đồng dạng xuất hiện lên xuống hai đầu, mạch núi trên quần đảo tồn tại xen kẽ theo cùng với rãnh đại dương sâu nhất. Chênh lệch cao thấp của đỉnh núi cao nhất châu Á và rãnh đại dương sâu nhất ở vùng biển lân cận chừng 20km.

Trung tâm địa lí đất liền châu Á chính là chỉ một điểm ở bên trong phạm vi đất liền châu Á ở vào vị trí cân bằng, nó cách đường bờ biển vây chung quanh đất liền xa nhất, có tính đất liền mạnh nhất. Căn cứ vào cách nói của Trung Quốc, vị trí của nó ở vào thôn Vĩnh Tân, xã Vĩnh Phong, huyện Ô Lỗ Mộc Tề, thành phố Ô Lỗ Mộc Tề, khu tự trị Tân Cương, toạ độ địa lí là 43°40′52″B 87°19′52″Đ, bây giờ đã xây dựng thành khu danh thắng phong cảnh. Một mặt khác, trung tâm của châu Á mà Nga tuyên bố ở vào khu Tos-Bulak, thủ phủ Kyzyl, nước cộng hoà Tuva, Liên bang Nga, toạ độ địa lí là 51°43′29″B 94°26′37″Đ.

Khí hậu của châu Á

Đất liền châu Á vượt qua 3 miền khí hậu nhiệt đới, ôn đới, hàn đới. Đặc trưng chủ yếu của khí hậu là các loại hình khí hậu đa dạng phức tạp, có khí hậu gió mùa điển hình và tính lục địa rõ rệt. Phía nửa đông nam của Đông Á là miền gió mùa á nhiệt đới và ôn đới ẩm ướt, Đông Nam Á và Nam Á là miền gió mùa nhiệt đới ẩm ướt. Trung Á, Tây Á và Đông Á nội lục là vùng đất khô cạn. Khoảng giữa miền gió mùa ẩm ướt trở lên và miền khô hạn nội lục cùng với phần lớn Bắc Á là vùng đất nửa ẩm ướt nửa khô cạn.

Tài nguyên thiên nhiên của châu Á

Tài nguyên khoáng sản: Chủng loại khoáng sản ở châu Á nhiều, trữ lượng lớn, chủ yếu có dầu thô, than đá, sắt, thiếc, tungsten, stibium, đồng, chì, kẽm, mangan, niccolum, molypden, magnesium, crôm, vàng, bạc, halít, lưu huỳnh, đá quý, v.v Trong đó trữ lượng của dầu thô, magnesium, sắt và thiếc cùng giữ vị trí đầu trong các châu lục.

Rừng rậm và thảo nguyên: Tổng diện tích rừng ở châu Á chiếm chừng 13% tổng diện tích rừng thế giới. Hơn 2/3 gỗ rừng đã được khai phá và sử dụng. Rừng nhân tạo có sự phát triển nhất định. Phần Nga châu Á, phía đông bắc Trung Quốc và phía bắc Triều Tiên là vùng đất rừng lá kim phân bố rộng lớn trên thế giới, lượng tích tụ phong phú, sử dụng rất nhiều loại cây gỗ quý hiếm. Thực vật ở vùng Hoa Nam và phía tây nam Trung Quốc, sườn phía nam vùng núi Nhật Bản cùng với sườn phía nam của mạch núi Himalaya vô cùng phong phú, trừ cây lá rộng phổ biến ra, lại có cây kè, cọ xẻ, cây sam và cây thuỷ sam. Rừng rậm nhiệt đới ở Đông Nam Á chiếm địa vị trọng yếu trong rừng rậm thế giới, nổi tiếng với một dãy quần xã thực vật lâu đời và phong phú. Giống cây chủ yếu của nó có họ Dầu, lại có các "hoá thạch sống" như cây sa la, cây ngân hạnh và cây tô thiết. Tổng diện tích thảo nguyên châu Á chiếm chừng 15% tổng diện tích thảo nguyên thế giới.

Sức nước: Tài nguyên năng lượng nước mà các nước châu Á khai phá được ước tính hằng năm có thể phát lượng điện đến 2,6 nghìn tỉ kilôoát giờ, chiếm 27% lượng tài nguyên năng lượng nước khai phá được của thế giới.

Ngư nghiệp hải dương: Diện tích ngư trường duyên hải châu Á chiếm chừng 40% tổng diện tích ngư trường duyên hải thế thế giới.

Nền văn hóa ở châu Á

Bởi vì vùng đất khu vực châu Á rộng lớn, dân tộc đông nhiều, tính đa dạng của văn hoá rất mạnh, độ sai biệt rất lớn, cho nên gần như không có "văn hoá châu Á" thống nhất. Tất cả tôn giáo mang tính thế giới đều sản sinh ở châu Á, như Cơ Đốc giáo, Phật giáo, Hồi giáo và Ấn Độ giáo. Trước khi mở đầu Cách mạng công nghiệp vào thế kỉ XVIII, bởi vì trung tâm kinh tế của thế giới ở châu Á, cho nên phần lớn thành tựu kĩ thuật của loài người đều sản sinh ở châu Á.

Đầu năm 3000 trước Công nguyên, người châu Á đã phát minh kĩ thuật đốt nung đồ gốm và đúc rèn quặng, người Sumer ở châu Á đã phát minh đầu tiên công trình tưới nước bằng văn tự và có hệ thống, dân tộc du mục ở Trung Á đã phát minh yên ngựa, dây cương ngựa và bánh xe, người Trung Quốc đã phát minh đồ sứ, bàn đạp ngựa, thuốc súng, la bàn, kĩ thuật làm giấy và kĩ thuật in ấn, đồng thời trồng trọt lúa gié sớm nhất. Người Ấn Độ và người Arabi đã phát minh kĩ thuật tính toán hệ thập phân. Các loại kĩ thuật y dược mang tính địa phương ở châu Á dù cho đến ngày nay cũng vô cùng hữu hiệu, vẫn sử dụng ở rất nhiều khu vực.

Rất nhiều nhạc cụ ở phương tây và phương đông là có cùng một nguồn gốc, cho nên giống nhau vô cùng, thí dụ như vĩ cầm và nhị hồ (đàn nhị), guitar và đàn tì bà, ô-boa và suona, sáo phương đông và phương tây gần giống nhau. Thực ra những nhạc cụ này đa số đều là bắt nguồn ở vùng đất Trung Đông. Văn hoá của các dân tộc châu Á như Trung Quốc, Arabi và Ấn Độ có ảnh hưởng cực kì to lớn đối với văn hoá thế giới.

Dân số châu Á trong tương lai

Các tôn giáo ở châu Á

Châu Á là chỗ khởi nguyên của các tôn giáo lớn.

Các quốc gia ở châu Á




Thể dục thể thao ở châu Á

Đại hội Thể thao châu Á, gọi tắt Á vận hội, là đại hội thể thao mang tính tổng hợp có quy mô lớn nhất và tiêu chuẩn cao nhất ở vùng đất châu Á, đại biểu tiêu chuẩn thể dục thể thao của cả châu Á, nó là đại hội thể thao tổng hợp quy mô to lớn mang tính khu vực được Uỷ ban Olympic Quốc tế thừa nhận. Do Hội đồng Olympic châu Á phụ trách công việc, mỗi bốn năm một kì. Tiền thân của nó là Đại hội Thể thao Viễn Đông và Đại hội Thể thao Tây Á.

Đại hội Thể thao châu Á kì thứ nhất lúc đầu dự định cử hành ở New Delhi, Ấn Độ vào tháng 02 năm 1949, do các nguyên nhân trù bị của nước chủ nhà nên kéo dài đến năm 1951 cử hành.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất