Tìm hiểu về trúng gió và cách xử lý khi bị trúng gió

Trúng gió hiểu theo nghĩa thông thường theo dân gian Việt Nam nghĩa là bị “gió độc” nhập vào cơ thể gây ra một hoặc nhiều triệu chứng như mỏi mệt, sốt, nhức đầu, buồn nôn, nôn, đau bụng, nhức mỏi tay chân v.v.

Trong quan niệm dân gian, chỉ có bạc mới trị được gió. Vậy theo khái niệm tây y trúng gió là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu vấn đề này.

Hiện tượng “trúng gió” mà dân gian hay nhắc đến, theo nghĩa thông thường thì đồng nghĩa với cảm trong Tây y, còn Đông y gọi là nhóm bệnh “thời khí”. Nguyên nhân của trúng gió là do một trong các yếu tố thời tiết như nắng, gió, trời lạnh, sương giá, mưa… tác động vào cơ thể một cách đột ngột khiến khí lạnh xâm nhập vào cơ thể qua lỗ chân lông và đường hô hấp.

Những người dễ bị trúng gió hơn người khác

Trúng gió xảy ra khi nào?

Triệu chứng khi bị trúng gió

Trúng gió không xử lý kịp thời sẽ để lại di chứng phong thấp, tê thấp, mất khả năng đề kháng…

Cách xử trí khi bị trúng gió

Trong tây y


Uống nước trà gừng, cạo gió, hút giác… là phương pháp xử lý khi bị trúng gió.

Trong đông y

Lưu ý: Trong trường hợp bệnh nhân không tỉnh lại cần đưa ngay đến các cơ sở y tế để điều trị.

Lời kết

Trúng gió thường xảy ra khi thời tiết thay đổi, giao mùa… Đối với những người đang điều trị bệnh, người già, trẻ em do sức đề kháng yếu nên thường bị trúng gió hơn so với những người bình thường khác.

Vì vậy, để hạn chế bị trúng gió, chúng ta cần bổ sung dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Ngày lạnh trước khi ra đường nên đội mũ che tai, quàng khăn để tránh gió lùa vào tai, cổ, giữ ấm đôi bàn chân. Khi ngồi trong phòng điều hòa, cần tránh luồng khí lạnh phả ra từ phía sau. Thường xuyên vận động vai, gáy, cổ để máu huyết lưu thông. Khi ngủ dậy nên nằm trên giường 5 phút cho tỉnh hẳn trước khi xuống giường…Ngoài ra cần tăng cường thể dục thể thao để tăng sức để kháng cho cơ thể.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất