Tìm thấy bằng chứng đầu tiên về sự ô nhiễm nhân tạo

Các nhà khảo cổ học tuyên bố vừa phát hiện bằng chứng đầu tiên về sự ô nhiễm nhân tạo, nhờ mảng bám trên răng của người thời kỳ đồ đá cũ, cách đây 400.000 năm.

  • Người tiền sử đã biết dùng gia vị và ớt để ăn với... thịt người
  • Mảnh xương tiết lộ "chuyện yêu ngoại chủng" của người hiện đại

Bằng chứng đầu tiên về sự ô nhiễm nhân tạo

Những chiếc răng cổ được tìm thấy trong hang Qesem gần Tel Aviv, Israel, nơi đã bị bịt kín suốt 200 năm qua. Các mảng bám răng cổ, trong tình trạng được bảo tồn khá nguyên vẹn, đã hé lộ chủ nhân của chúng hít phải khói trong khi nướng thịt bên trong nơi ở.


Những chiếc răng cổ 400.000 năm tuổi được phát hiện ở hang Qesem, Israel. (Ảnh: Daily Mail)

Giáo sư Ran Barkai thuộc Đại học Tel Aviv (Israel) cho biết: "Đây là bằng chứng đầu tiên cho thấy, hoạt động nướng thịt hun khói trong nhà lần đầu tiên của thế giới gây ra các hậu quả liên quan đến sức khỏe. Những người từng sống ở Qesem không chỉ tận hưởng các lợi ích của lửa - nướng thịt trong nhà, mà họ còn phải tìm ra cách để kiểm soát lửa, sống chung với nó".

Mặc dù răng bị mảng bám có thể đã gây hại cho sức khỏe của những cư dân thời kỳ đồ đá cũ, nhưng chúng cũng cung cấp bằng chứng về chế độ ăn đa dạng của họ. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện những dấu vết cực nhỏ của các axit béo thiết yếu, có thể từ các quả hạch hoặc hạt mầm, cũng như các hạt tinh bột tí hon trong những mẫu vôi răng được phân tích.

"Chúng ta biết rằng, những người thượng cổ cư trú trong hang ăn thịt động vật và khai thác tận cùng nguồn thực phẩm này. Họ săn bắt động vật, giết thịt chúng, nướng chúng, đập vỡ xương của chúng để lấy tủy và thậm chí dùng các mảnh xương to như búa để tạo hình dáng cho các công cụ cứng rắn. Hiện, chúng ta có thêm bằng chứng trực tiếp về một phần nhỏ trong chế độ dinh dưỡng dựa vào thực vật của họ, ngoài thịt và mỡ động vật họ đã hấp thu", ông Barkai nhấn mạnh.

Bên trong các mảng bám răng, nhóm nghiên cứu cũng phát hiện các mảnh chất xơ thực vật nhỏ mà họ nghi ngờ có thể được sử dụng để làm sạch răng - tăm xỉa răng tiền sử.

Giáo sư Barkai nói, các phát hiện của ông và cộng sự rất hiếm, vì chưa từng có khám phá tương tự từ các mẫu vật ở cùng thời điểm. Đây là một trong những ví dụ đầu tiên về tình trạng ô nhiễm môi trường nhân tạo trên hành tinh của chúng ta.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất