Tìm thấy đáp án cho nghịch lý ở Nam Cực
Các chuyên gia thời tiết, sau khi cố gắng lý giải hiện tượng diện tích băng Nam Cực ngày càng mở rộng, đã tìm ra được nguyên nhân - do Trái đất nóng lên.
Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân là vì nước do băng tan ở phía dưới tầng băng Nam Cực sẽ bị đóng băng lại trên bề mặt.
Diện tích băng ở Nam Cực đạt kỷ lục vào tháng 9/2012.
Biển băng quanh khu vực Nam Cực đang ngày càng mở rộng trong khi khối lượng băng lở ở Bắc Cực đạt mức kỷ lục.
Một nhóm các nhà khoa học thuộc Viện khí hậu hoàng gia Hà Lan cho rằng, nước ngọt do các tảng băng ở Nam Cực tan có tỉ trọng nhẹ hơn so với tỉ trọng của nước biển. Vì thế chúng tập trung lại trên mặt biển vào các tháng hè. Vào mùa thu và mùa đông, lượng nước này sẽ bị đóng băng trở lại trên một vùng rộng lớn. Nhóm nghiên cứu dự đoán rằng hiện tượng này sẽ còn tiếp diễn.
2 cực của Trái đất có kiểu thời tiết rất khác nhau. Được bao quanh bởi Bắc Mỹ, Greenland và hai lục địa Á-Âu, các tảng băng Bắc Cực nổi trên mặt của đại dương, chứ không phải trên đất liền. Nó đã mất một phần lớn các tảng băng cũ, dày trong vòng 30 năm qua, điều này khiến nó càng trở nên dễ bị tác động bởi xu hướng nóng lên của Trái đất.
Có nhà khoa học cho rằng gió là "thủ phạm" khiến diện tích
băng tăng, tuy nhiên giả thuyết này có vẻ khó đứng vững.
Trong khi đó, Nam Cực lại là một lục địa được bao quanh bởi các vùng nước mở. Đây có thể là lý do khiến các tảng băng Nam Cực được mở rộng vào mùa đông, và tan chảy nhiều vào mùa hè.
Tuy nhiên, bản báo cáo của các nhà khoa học Hà Lan cũng cho biết, dù diện tích băng trên bề mặt được mở rộng mỗi mùa đông, nhưng tổng diện tích băng ở quanh khu vực Nam cực vẫn tiếp tục giảm vì băng dưới nước đang tan.