Tìm thấy dòng sông trên mặt trăng của sao Thổ

Titan, một mặt trăng vệ tinh của sao Thổ, có những khe núi sâu hàng trăm mét với những con sông có nước chảy báo hiệu khả năng tồn tại sự sống. Đây là nội dung một báo cáo mới của cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA.

Nhiều khe núi trên Titan, độ sâu nhất đạt hơn 600m, chứa hợp chất hydrocarbon lỏng, thứ hợp chất được tìm thấy trong các loại nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ hay khí tự nhiên. Hydrocarbon là dấu hiệu về khả năng trong quá khứ đã tồn tại sự sống trên Titan, vệ tinh lớn nhất của sao Thổ, bởi vì hydrocarbon là sản phẩm của quá trình phân hủy xác của các sinh vật.


Titan là vật thể vũ trụ duy nhất trong hệ Mặt trời, ngoài Trái đất, có chất lỏng chảy trên bề mặt.

Các nhà nghiên cứu của NASA nói rằng mặc dù môi trường trên Trái đất và trên Titan rất khác nhau nhưng có một sự tương đồng đáng ngạc nhiên giữa các con sông trên Trái đất với các khe núi chứa đầy methane của Titan.

"Trái đất ấm và có đất đá với những dòng sông đầy nước, trong khi Titan lạnh và có băng với những dòng sông đầy methane", nhà nghiên cứu Alex Hayes của đại học Cornell, đồng tác giả của phát hiện khoa học này bình luận. "Phát hiện này của chúng tôi thực sự rất đáng chú ý".

Các hợp chất hydrocarbon đã được phát hiện căn cứ vào những hình ảnh mà tàu vũ trụ Cassini chụp được trong chuyến bay vòng quanh Titan năm 2013.

NASA nói rằng cách thức mà các khe núi hình thành trên Titan hoàn toàn tương tự như cách thức Khe núi Vĩ đại (Grand Canyon) được tạo thành trên Trái đất, nơi đó các khối đá khổng lồ bị con sông Colorado bào mòn từ từ nhô lên khỏi mặt đất trong vài triệu năm.

Ngoài Trái đất, Titan chính là vật thể vũ trụ duy nhất trong hệ Mặt trời được phát hiện thấy có chất lỏng chảy trên bề mặt.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất