Tìm thấy ếch kim cương cực hiếm tại Madagascar
Các nhà khoa học mới phát hiện một loài động vật quý hiếm tại dãy núi Sorata, phía bắc Madagascar. Đó là một loài ếch kim cương mới vô cùng khác biệt với những loài khác.
- Cảnh giác với loài ếch đẹp chứa độc chết người
- Kỳ dị loài ếch tiết "sữa" khi bị stress
- Ếch Black Rain - Loài ếch có thân hình và vẻ mặt ghê sợ
Ếch kim cương có nguy cơ tuyệt chủng tại Madagascar
Theo tin tức mới nhất trên Sci-news, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một loài ếch kim cương mới sống trong các khu rừng cao của dãy núi Sorata, phía bắc Madagascar. Chỉ một số ít người là biết về loài ếch kim cương. Nhưng có một đặc điểm biết rõ về loài ếch này là hầu hết chúng sống trong hang.
Đây là lí do tại sao những con ếch này thường có chi ngắn, cơ thể tròn, chỗ lồi của chi trước và chi sau thường cứng. Đặc điểm này được gọi là "nốt sần" hỗ trợ chúng trong việc đào hang.
Tuy nhiên, loài ếch kim cương mới phát hiện lại có lối sống khác hẳn với lối sống đào hang của hầu hết các cá thể còn lại. Tiến sĩ, Mark Scherz đến từ bang Bavaria, Đức và các đồng nghiệp thấy rằng loài mới này không chỉ có chân dài hơn mà cũng có sự khác biệt lớn giữa các xương hông, đặc điểm khiến chúng khác với những cá thể cùng loài.
Các nhà nghiên cứu đã quyết định đặt tên cho chúng là Rhombophryne longicrus bởi vì đôi chân dài của nó. "Tên của loài này là một danh từ bất biến được ghép lại từ một chi và bắt nguồn từ tiếng Latin, longus có nghĩa là dài, crus có nghĩa là chân", Tiến sĩ Schez giải thích.
Loài Rhombophryne longicrus được cho là một loài vi đặc hữu (microendemic) vì đặc điểm khác biệt của nó. Chúng đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng lớn do nạn phá rừng và suy thoái rừng đang diễn ra ở khu vực này.
"Chúng tôi khuyến cáo nên đưa loài ếch Rhombophryne longicrus vào danh sách đỏ IUCN về tình trạng nguy cấp B1ab(iii). Được biết, loài này chỉ sống ở một khu vực duy nhất trong khu rừng rộng 250 km vuông, khu vực chưa được liệt kê vào danh sách bảo vệ", các nhà khoa học cho biết.