Tìm thấy hóa thạch bọ chét bên trong miếng hổ phách từ 30 triệu năm trước

Hóa thạch của một con bọ chét căng tròn máu khỉ được bảo quản hoàn hảo bên trong hổ phách mới được phát hiện ở Cộng hòa Dominica. Hiện nay, nó đã được đưa tới phòng thí nghiệm tại Đại học bang Oregon.

Con bọ chét này căng tròn lên vì máu sau khi đã "dùng bữa" ngay trên cơ thể của một con khỉ. Nhưng có lẽ, nó đã bị tống khứ ra ngoài bởi hành vi "bắt chấy bắt rận" của loài linh trưởng.

Loài linh trưởng liên kết với nhau bằng cách chọn ra một con trong đàn để chúng có thể bắt ký sinh trùng cho nhau. Hành vi này giúp gắn kết và tốt cho sức khỏe của cả cộng đồng khỉ, nhưng nó lại là thảm họa đối với những con bọ cổ đại bị ném qua một bên và mắc kẹt trong những giọt nhựa cây.


Con bọ được bảo quản hoàn hảo bên trong hổ phách.

Bị ném ra khỏi vật chủ, cơ thể con bọ vỡ ra. Khi nó chết, máu của con khỉ rỉ ra từ hai lỗ nhỏ trên lưng của con bọ vào nhựa cây. Phần nhựa cây đó dần cứng lại và trở thành hổ phách, thứ đã bảo quản con bọ trong khoảng từ 20 - 30 triệu năm sau đó. Mới đây, nó được phát hiện ở gần một khu mỏ của Cộng hòa Dominica và đã được đưa tới phòng thí nghiệm tại Đại học bang Oregon.

Dưới kính hiển vi, ta có thể trông thấy những tia máu nhỏ và đây là những tế bào hồng cầu hóa thạch của động vật có vú lần đầu tiên được phát hiện. Chúng sẽ giúp cung cấp những hiểu biết quan trọng về động vật có vú cổ xưa.

Nhà sinh vật học George Poinar Jr đã kiểm tra hóa thạch, sau đó ông mài dần từng lớp hổ phách cho đến khi mẫu vật chỉ còn cách bề mặt một phần năm trăm minimet. Máu rỉ ra từ hai lỗ nhỏ trên lưng của con bọ đã lan ra và hòa vào hổ phách, việc chuẩn bị cho thí nghiệm gần như đã hoàn tất. Dựa trên hình dạng và đường kính của các tế bào, Poinar cho biết máu này xuất phát từ một con khỉ.


Một mảnh nhỏ của miếng hổ phách có chứa các tế bào hồng cầu.

Lẫn trong máu khỉ còn có một loại ký sinh trùng khác, tên khoa học là Babesia, đây là loại ký sinh trùng nguyên sinh vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Chúng bám vào những con bọ chét, khi những con họ hút máu khỉ, chúng sẽ xâm nhập và gây nhiễm trùng ở khỉ. Đối với con người, nó gây ra một căn bệnh giống với sốt rét có tên Babesiosis.

Sau khi nghiên cứu con bọ một cách nguyên vẹn, Poinar tách miếng hổ phách và nghiên cứu bên trong. Ông tìm ra ký sinh trùng Babesia có mặt ở khắp nơi trong cơ thể con bọ.

Việc khám phá ra ký sinh trùng Babesia được bảo quản hoàn hảo trong hổ phách, đã giúp các nhà nghiên cứu thu gọn được thời gian nhận biết sự xuất hiện của ký sinh trùng. Tuy là một hóa thạch nhỏ bé, miếng hổ phách đã cho chúng ta biết một câu chuyện phức tạp về chu kỳ sống của sinh vật sinh sống ở vùng Caribbean hàng triệu năm trước.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất