Tìm thấy lông của động vật có vú trong hổ phách

Các nhà khoa học Pháp vừa phát hiện lông của động vật có vú trong hổ phách có lịch sử 100 triệu năm.

Do được bảo tồn hoàn chỉnh, vì vậy dưới kính hiển vi có thể quan sát được kết cấu chi tiết của loại lông này.

Báo cáo của Trung tâm khoa học quốc gia Pháp hôm 23/5 cho biết, các nhà khoa học thuộc Đại học Rennes đã phát hiện bức hổ phách này tại tỉnh Charente, Pháp.

Lông của động vật có vú thời kỳ đầu trong hổ phách rất giống với lông của động vật có vú ngày nay.

Theo các nhà khoa học, động vật có vú này có kích thước chỉ bằng con chuột, bởi vì vào giữa thời kỳ Kỷ Phấn trắng cách ngày nay 100 triệu năm, hình thể động vật có vú đều rất nhỏ, chủng loại cũng không đa dạng.

Chúng có thể là động vật có vú phổ thông hoặc động vật có vú như dạng chuột túi ngày nay.

Khu vực phát hiện tấm hổ phách này có khí hậu thuộc dạng Á nhiệt đới.

Vào lúc đó khắp nơi đều là rừng cây lá kim, nhựa cây thường xuyên chảy ra và dính vào một số động thực vật, trải qua thời gian dài cuối cùng biến thành hổ phách.

Ngoài ra, các nhà khoa học còn phát hiện loài côn trùng tương tự như ruồi trong hổ phách.

Các nhà khoa học suy đoán rằng, điều này rất có thể là khi ăn thi thể động vật có vú đã chết, cả lông động vật và ruồi đã bị nhựa cây “đè trúng” qua đó biến thành hổ phách./.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất