Tổ tiên của con người sống được nhờ ăn cỏ

Các nhà khoa học đã “sửng sốt” khám phá ra tổ tiên rất sớm của loài người đã tồn tại dựa vào các cây nhiệt đới, một nghiên cứu mới cho biết.

Các nhà nghiên cứu tham gia vào một nghiên cứu mới dẫn đầu bởi trường Đại học Oxford đã nhận thấy giữa thời gian khoảng ba triệu đến 3,5 triệu năm trướcc, chế độ ăn của các tổ tiên rất sớm của chúng ta ở Trung Phi gần như gồm phần lớn những loài cỏ và những cây cói túi nhiệt đới.

Những phát hiện này được công bố trong ấn bản trực tuyến của tạp chí Kỷ yếu Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia (Proceedings of the National Academy of Sciences).

Một nhóm nghiên cứu quốc tế đã nghiên cứu các thông tin thu được từ các răng hóa thạch của ba người Australopithecus bahrelghazali - Những hominin đầu đầu tiên được khai quật ở hai địa điểm tại Chad. Giáo sư Julia Lee-Thorp từ Đại học Oxford cùng với các nhà nghiên cứu từ Chad, Pháp và Mỹ đã phân tích tỷ lệ đồng vị carbon trong răng và thấy dấu tích của một chế độ ăn uống phong phú trong các loại thực phẩm có nguồn gốc từ những thực vật có C4.

Giáo sư Lee-Thorp, một chuyên gia phân tích đồng vị men răng hóa thạch, từ Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Khảo cổ học và lịch sử nghệ thuật, cho biết: "Chúng tôi đã tìm thấy bằng chứng cho thấy những hominin đầu tiên, ít nhất thì ở Trung Phi, có một chế độ ăn gồm chủ yếu là các loại cỏ nhiệt đới và các cây cói túi nhiệt đới. Không có những con tinh tinh lớn của châu Phi, bao gồm cả những con vượn, ăn loại thực phẩm này mặc dù thực tế nó phát triển phong phú ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ngoại lệ đáng chú ý duy nhất là khỉ đầu chó savannah ngày nay vẫn còn ăn những loại thực vật này. Chúng tôi rất sửng sốt khi khám phá ra những hominin đầu tiên đã tiêu thụ nhiều hơn cả nhưng con khỉ đầu chó”.

Bài báo nghiên cứu cho thấy phát hiện này chứng tỏ cách mà những hominin đầu tiên trải qua một sự thay đổi trong chế độ ăn uống của họ tương đối sớm, ít nhất là ở Trung Phi. Phát hiện này có ý nghĩa quan trọng đáng kể về cách thức mà người sơ khai đã có thể để tồn tại trong các vùng với vài loài cây, thay vì chỉ gắn bó với các loại địa hình có nhiều cây xanh. Điều này cho phép họ di chuyển ra khỏi những cánh rừng tổ tiên ban đầu hoặc những rừng rậm hơn, và chiếm lĩnh, khai thác môi trường mới xa hơn, nghiên cứu cho biết.

Các hóa thạch của ba cá thể nói trên, dao động từ ba triệu đến 3,5 triệu năm tuổi, có nguồn gốc từ hai vị trí thuộc sa mạc Djurab. Ngày nay, đây là khu vực rất khô cằn nằm gần kênh Bahr el Ghazal cổ đại. Kênh này trước đây nối liền phía nam và phía bắc cận lưu vực Hồ Chad. Tuy nhiên, trong bài báo của họ, các tác giả quan sát thấy tại thời điểm khi Australopithecus bahrelghazali đã di cư, khu vực này đã có thể có những cây lau sậy và những cây cói túi phát triển quanh một mạng lưới các hồ nông, với các vùng đồng bằng ngập lũ và đồng cỏ nhiều cây cối phía bên kia.

Trước đây, nhiều người tin rằng tổ tiên của con người có men răng cứng hơn, răng nghiền lớn và cơ hàm khỏe, do đó họ có thể ăn các loại thực phẩm như các loại quả hạch và hạt cứng. Phát hiện của nghiên cứu cho thấy chế độ ăn uống của những hominin đầu tách ra từ loài tinh tinh tại một giai đoạn sớm hơn nhiều. Các tác giả cho rằng không có vẻ các hominin đã ăn lá của các loại cỏ nhiệt đới khi họ quá mài mòn và khó khăn để nghiền và tiêu hóa. Thay vào đó, họ cho rằng những hominin đầu này có thể đã dựa vào những rễ cây, thân hành và các củ tại gốc của các thực vật..

Giáo sư Lee-Thorp cho biết: "Dựa trên dữ liệu đồng vị carbon của chúng tôi, chúng tôi không thể loại trừ khả năng rằng chế độ ăn của các hominin có thể đã gồm các loài động vật ăn cỏ nhiệt đới. Nhưng không phải con người cũng không phải những loài linh trưởng khác có chế độ ăn giàu thức ăn động vật, và dĩ nhiên các hominin không được trang bị các hàm răng sắc nhọn như các động vật ăn thịt, chúng ta có thể giả định rằng họ trực tiếp ăn cỏ nhiệt đới và các cây cói túi”.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất