Tổ tiên loài hữu nhũ tận dụng sự kiện tuyệt chủng

Họ hàng cổ đại gần gũi nhất của loài hữu nhũ không chỉ sống sót trong sự kiện tuyệt chủng hàng loạt cách nay 252 triệu năm, mà còn sinh sôi và phát triển mạnh mẽ sau đó.

Cynodont therapsid, động vật có vú bề ngoài như chuột chù, đã xoay xở thoát được trận đại hủy diệt chấm dứt Kỷ Permi, quét sạch 90% các sinh vật biển và 70% số giống loài trên cạn.


Bộ xương của loài cynodont Galesaurus planiceps - (Ảnh: Iziko Museums of South Africa)

“Những cuộc tuyệt chủng hàng loạt thường bị đánh giá tiêu cực. Tuy nhiên, trong trường hợp này, loài cynodont therapsid, vốn chỉ là một nhóm rất nhỏ trước sự kiện tuyệt chủng, đã thực sự lợi dụng được cơ hội và có thể thích nghi để đáp ứng được nhiều điều kiện vào thời Kỷ Tam Điệp, từ động vật ăn cỏ đến ăn thịt”, Red Orbit dẫn chuyên gia Marcello Ruta của Đại học Lincoln (Mỹ).

Cynodont được tìm thấy trong đống hóa thạch trộn lẫn nhiều loài khác nhau, bao gồm Morganucodon ở Anh, Megazostrodon từ Nam Phi và Bienotherium ở Trung Quốc.

Cynodont có não lớn và nhiều khả năng là loài máu nóng, lông phủ toàn thân..., toàn những đặc điểm tách biệt chúng khỏi tổ tiên bò sát và góp phần vào thành công lớn của loài hữu nhũ từ đó đến nay.

Mức độ đa dạng của loài cynodont đã tăng dần cùng với sự hồi phục của sự sống theo sau sự kiện hủy diệt lớn nhất trong lịch sử Trái đất.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất