Top 10 sự thật đáng kinh ngạc về trẻ sơ sinh
Tất cả chúng ta đều bắt đầu cuộc đời như những em bé. Từ khi trẻ sơ sinh đến khi trưởng thành, có rất nhiều thay đổi.
Những điều không phải ai cũng biết về trẻ sơ sinh
- 1. Trẻ sơ sinh có nhiều xương hơn người lớn
- 2. Trẻ em có khả năng “biến hình”
- 3. Trẻ em có khả năng đa nhiệm rất tốt
- 4. Trẻ em là những vận động viên bơi lội tự nhiên
- 5. Trẻ ‘mọc’ như cỏ dại
- 6. Khi còn nhỏ, thức ăn có vị rất khác
- 7. Trẻ em không cần phải uống nước
- 8. Trẻ em đi ngoài không thối, chỉ lúc mới đầu thôi
- 9. Không chỉ bú sữa, đôi khi trẻ còn tự tạo ra sữa
- 10. Khả năng thị giác của trẻ rất kém
1. Trẻ sơ sinh có nhiều xương hơn người lớn
Trẻ ra đời với hơn 300 xương, hơn người trưởng thành chỉ có 206 xương. Khác biệt gần con số 100 này là do xương của trẻ em chưa liền mạch thành hệ xương sống như người trưởng thành, với các khoảng hở chứa sụn đem lại sự dẻo dai và linh hoạt hơn trong quá trình phát triển. Khi con người lớn lên, các sụn vôi hóa và xương trở nên liền mạch; quá trình này kéo dài tới tuổi vị thành niên với hầu hết mọi người. Tới năm 16 tuổi, hầu hết sụn đã chuyển hóa thành xương.
Mặc dù có nhiều xương hơn, trẻ em lại thiếu một số bộ phận xương mà người lớn có như đầu gối, các em sở hữu sụn ở vị trí này.
Trẻ ra đời với hơn 300 xương, hơn người trưởng thành chỉ có 206 xương.
2. Trẻ em có khả năng “biến hình”
Nhờ hộp sọ chưa phát triển, trẻ em có thể “biến hình”! Nhờ khả năng này em bé có thể chui ra khỏi bụng mẹ mà không cần mổ đẻ. Não bộ tăng gấp 3 lần thể tích trong vòng 3 năm đầu đời. Một hộp sọ còn dẻo cho phép não bộ phát triển tối đa trong giai đoạn này.
Một số trẻ em khi chui chân ra khỏi bụng mẹ trước có chân giống như chân nhái vậy, nhưng đó hoàn toàn là nhờ hệ xương linh hoạt chưa hoàn thiện. Điều này là vô cùng bình thường, và xương sẽ phát triển dần.
3. Trẻ em có khả năng đa nhiệm rất tốt
Trẻ em có thể uống nước lẫn thở cùng lúc (đừng thử, bạn không thể làm điều đó đâu). Trẻ em bú mẹ trong khoảng 20-45 phút liên tục, mà vẫn có thể thở bình thường. Trẻ có siêu năng lực này là nhờ vị trí của khí quản khi mới sinh có vị trí cao hơn thanh quản, với một lớp mỏng ngăn cách đầu khí quản và thanh quản. Đó là lí do trẻ em chỉ biết thở qua mũi. Chúng gặp khó khăn khi thở bằng miệng.
Trong thời gian từ 3-6 tháng tuổi, khí quản sẽ hạ dần xuống vị trí thấp hơn, cho phép khả năng nói phát triển. Trong quá trình thanh quản phát triển, chúng ta bắt đầu mất khả năng vừa ăn/uống vừa thở.
4. Trẻ em là những vận động viên bơi lội tự nhiên
Trẻ em có bản năng bơi từ rất sớm. Dưới 6 tháng tuổi, phần lớn trẻ em tự động nín thở dưới nước và thể hiện phản xạ “lặn” - một chuỗi các phản xạ vô điều kiện giúp bảo tồn oxy. Nhịp tim chậm lại, mạch máu co lại.
Phản xạ “lặn” này có vẻ tự biến mất từ 6 tháng tuổi trở đi. Nhưng ngay cả khi trẻ em còn lưu giữ kỹ năng này, không nên cho trẻ bơi mà không giám sát.
Ngoài ra, trẻ cũng có các hành vi phản xạ khác như cái nắm tay - trẻ sẽ tự nắm chặt tay khi một vật thể được đặt vào lòng bàn tay của bé. Đây còn là điểm chung giữa chúng ta và các loài linh trưởng.
5. Trẻ "mọc" như cỏ dại
Trẻ em lớn rất nhanh. Không chỉ phát triển não bộ với tốc độ chóng mặt, trẻ em có thể tăng cân gấp 2 lần chỉ trong 5 tháng đầu đời, và 3 lần trong vòng 1 năm. Trước 6 tháng tuổi, mỗi tháng trẻ cao thêm 2,5cm mỗi tháng!
Đừng mong đợi trẻ sơ sinh bắt đầu lớn như thổi từ giây phút chào đời. Việc sụt ký khoảng 10% hoặc ít hơn sau sinh là rất bình thường. Trẻ sẽ lấy lại cân nặng chỉ sau 2 tuần.
Trước 6 tháng tuổi, mỗi tháng trẻ cao thêm 2,5cm mỗi tháng!
6. Khi còn nhỏ, thức ăn có vị rất khác
Con người có thể nhận biết vị ngọt và chua từ khi mới chào đời và thể hiện sở thích với vị ngọt của sữa mẹ. Một số nghiên cứu cho thấy trẻ không có khả năng nhận biết vị đắng cho tới 2-3 tháng tuổi, vị mặn từ 3-4 tháng.
Mặc dù vị giác trẻ chưa hoàn thiện, trẻ em lại có nhiều tế bào cảm quan vị giác hơn người trưởng thành. Trẻ thậm chí có khả năng nhận biết mùi vị trong nước ối. Do đó trẻ có thể có sở thích với vị giống với mẹ.
Một số trẻ em sinh ra đã biếng ăn. Phải mất nhiều thời gian làm quen thì trẻ mới chịu ăn một số vị nhất định. Phải làm quen với khoảng 7 vị thì trẻ mới dễ ăn. Vậy nên đừng lo ngay cả khi trẻ từ chối ăn rau ban đầu, có thể bé sẽ thích ăn rau sớm thôi.
7. Trẻ sơ sinh không cần phải uống nước
Thậm chí cho trẻ uống nước còn rất nguy hiểm trong tháng đầu sau khi chào đời. Trẻ nhận được đủ lượng nước cũng như dinh dưỡng từ sữa mẹ và sữa bột. Sữa mẹ và sữa bột cho trẻ sơ sinh có vai trò tương tự nước điện giải: cân bằng nội môi. Sữa có chứa tỉ lệ nước và muối vừa phải để hỗ trợ cơ thể khỏe mạnh. Do đó, việc cho trẻ uống nước có thể gây mất cân bằng.
Vì thận chưa phát triển nên các bé không có khả năng lọc nước thừa hiệu quả như người lớn. Lượng nước thừa có thể gây loãng máu và thiếu hụt điện giải. Dạ dày của các bé cũng còn nhỏ, chỉ bằng kích thước hòn bi, và nước sẽ chiếm chỗ mà đáng ra nên dành cho dinh dưỡng. Do đó, không nên cho trẻ nhỏ uống nước trước 6 tháng tuổi hay pha sữa quá loãng.
8. Trẻ sơ sinh đi ngoài không thối, chỉ lúc mới đầu thôi
Phân trẻ sơ sinh khi mới đẻ còn được gọi là meconium, sản phẩm thải của quá trình tiêu hóa từ khi còn trong bụng mẹ. Meconium thường có mùi rất nhẹ. Một số trẻ khi sinh dính đầy meconium do bé bị stress và “đi ngoài” khi còn trong tử cung.
Phân người có mùi hôi chủ yếu do vi khuẩn dạ dày và chất thải của các vi khuẩn này trong quá trình phân rã thức ăn. Trẻ khi còn trong bụng mẹ không có lớp vi sinh tiêu hóa này. Trẻ chỉ bắt đầu có vi sinh tiêu hóa sau khi đẻ và bắt đầu bú sữa mẹ, nên sau một vài ngày phân trẻ sẽ bắt đầu có mùi đặc trưng quen thuộc.
9. Không chỉ bú sữa, đôi khi trẻ còn tự tạo ra sữa
Trẻ sơ sinh có khả năng tiết sữa, và đây là điều hoàn toàn bình thường! Hiện tượng này xảy ra ở khoảng 5% trẻ em mới sinh, bất kể giới tính. ‘Sữa trẻ em’ nhìn có thể rất khác sữa mẹ, đó là do trẻ em tiếp xúc với lượng estrogen lớn trong tử cung và sữa mẹ. Hiện tượng này sẽ tự biến mất, tuy nhiên nếu kéo dài quá 2 tháng tuổi thì cha mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ.
10. Khả năng thị giác của trẻ rất kém
Trẻ sinh ra với khả năng nhìn rất kém. Trong một vài tháng tuổi đầu, tiêu cự nhìn của trẻ rất ngắn. Chúng chỉ có thể nhìn thấy mặt mẹ khi bú sữa và gặp khó khăn nhận biết những gì ở xa hơn.
Não bộ cần học được cách điều khiển các cơ giúp điều chỉnh tiêu cự mắt. Trong khoảng 5 tháng tuổi đầu tới 1 năm, trẻ em bắt đầu học cách nhìn được vật thể ở xa hơn với độ nét cao hơn.
Ban đầu trẻ em phản xạ rất tốt với các hình ảnh trắng đen hay có tương phản cao, hơn là các hình ảnh có màu sắc rực rỡ. Có khả năng trẻ có thể nhìn màu từ khi sinh, nhưng không có khả năng xử lý thông tin hình ảnh. Khi thị giác phát triển, trẻ bắt đầu nhìn được màu đỏ một vài tuần sau khi sinh.
- Những sự thật ít người biết về cá voi
- Công trình nghìn tuổi sánh ngang Tử Cấm Thành: Dựng không cần đinh, gỗ không có mọt
- Vì sao chú gà bị chặt đứt đầu vẫn sống được thêm 18 tháng?