Top 13 sự thật về sứ mệnh đâm tàu vũ trụ vào tiểu hành tinh của NASA
Tuần này, Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA) đã làm nên lịch sử khi cố tình đâm tàu vũ trụ vào một tiểu hành tinh cách Trái đất khoảng 11 triệu km. Đây là thử nghiệm trong khuôn khổ sứ mệnh mang tên Thử nghiệm Chuyển hướng Tiểu hành tinh Đôi (DART).
Những điều thú vị từ sứ mệnh Dart
- 1. NASA đã ghi lại vụ va chạm bằng một camera trên tàu vũ trụ.
- 2. Tại thời điểm va chạm, màn hình đã chuyển sang màu đỏ
- 3. Vụ va chạm đã làm bay các mảnh vỡ vào bầu khí quyển
- 4. Đây là thử nghiệm thực tế đầu tiên về cách con người có thể bảo vệ hành tinh khỏi một tiểu hành tinh
- 5. Chúng ta vẫn chưa sẵn sàng để nhanh chóng làm chệch hướng một tiểu hành tinh
- 6. Vấn đề không chỉ là lý thuyết
- 7. Nếu đang hướng về Trái đất, nó sẽ đủ lớn để quét sạch một thành phố
- 8. Dimorphos hiện ở rất, rất xa
- 9. Dimorphos cũng quay quanh một tiểu hành tinh khác
- 10. Con tàu vũ trụ rất nhỏ so với các tiểu hành tinh
- 11. Con tàu vũ trụ đủ nhỏ để nhét trong một chiếc hộp trên một chiếc xe tải
- 12. DART là một sứ mệnh tương đối rẻ tiền
- 13. Sẽ có thêm nhiều cuộc giám sát không gian để phát hiện các tiểu hành tinh
Các nhà khoa học hy vọng sứ mệnh này sẽ cung cấp cho chúng ta thông tin về việc liệu con người có thể sử dụng tàu vũ trụ để làm chệch hướng các tiểu hành tinh có thể tác động đến Trái đất hay không.
Mặc dù không có các dấu hiệu nguy hiểm liên quan, nhưng các chuyên gia nói rằng chúng ta cần chuẩn bị trước cho trường hợp có thể xảy tới trong tương lai ngay từ bây giờ.
1. NASA đã ghi lại vụ va chạm bằng một camera trên tàu vũ trụ
Ảnh gif ở trên cho thấy cảnh quay thực được thực hiện bởi một camera gắn trên tàu vũ trụ, thứ đã ghi lại những khoảnh khắc cuối cùng của nó trước khi va chạm với tiểu hành tinh.
2. Tại thời điểm va chạm, màn hình đã chuyển sang màu đỏ
Các bức ảnh trên cho thấy tàu vũ trụ đã bay ngang qua một tiểu hành tinh có tên Didymos, sau đó hướng thẳng tới Dimorphos, một tiểu hành tinh nhỏ hơn trong quỹ đạo của Didymos, mục tiêu cuối cùng của nó. Nguồn cấp dữ liệu trực tiếp đã dừng đột ngột tại thời điểm tác động khi nó chuyển sang màn hình màu đỏ.
Các nhà khoa học hiện đang chờ đợi cảnh quay từ một vệ tinh nhỏ hơn đang du hành cùng với tàu vũ trụ. Nó sẽ đưa thông tin gồm các bức ảnh có độ phân giải cao về vụ va chạm trở lại Trái đất trong vòng vài tuần tới.
3. Vụ va chạm đã làm bay các mảnh vỡ vào bầu khí quyển
Khoảnh khắc tàu vũ trụ đâm vào tiểu hành tinh đã được chụp bởi hệ thống ATLAS, một dự án do NASA tài trợ sử dụng bốn kính viễn vọng tự động quét bầu trời để tìm tiểu hành tinh vào ban đêm.
Video cho thấy có các mảnh vỡ đã bay ra khỏi tiểu hành tinh sau khi va chạm xảy ra. Điều này rất quan trọng vì trong tương lai một vụ va chạm tương tự có thể xảy ra ở gần Trái đất hơn.
4. Đây là thử nghiệm thực tế đầu tiên về cách con người có thể bảo vệ hành tinh khỏi một tiểu hành tinh
Sứ mệnh DART chỉ thử nghiệm một trong ba cách tiềm năng mà NASA đã xây dựng để làm chệch hướng các tiểu hành tinh đang hướng về Trái đất.
Giải pháp đầu tiên là kích nổ một thiết bị nổ gần tiểu hành tinh để nó vỡ ra thành những khối nhỏ hơn và ít nguy hiểm hơn. Thứ hai là sử dụng một tia laser mạnh với hy vọng rằng nó sẽ làm nóng tảng đá đủ để nó thay đổi quỹ đạo.
Chiến lược thứ ba là những gì DART đã thử nghiệm: đem va một tàu vũ trụ vào tiểu hành tinh với một lực đủ mạnh để hất nó ra khỏi quỹ đạo, khiến nó trượt khỏi hành trình tới Trái đất.
5. Chúng ta vẫn chưa sẵn sàng để nhanh chóng làm chệch hướng một tiểu hành tinh
Kể từ năm 2013, NASA đã tiến hành các mô phỏng trong đó một hội đồng chuyên gia quốc tế được giao nhiệm vụ cứu Trái đất khỏi một tiểu hành tinh.
Các mô phỏng được thiết kế đặc biệt phức tạp và thường mô phỏng rất ít thời gian trước khi va chạm. Nhưng trong số bảy lần mô phỏng, các chuyên gia chỉ hoàn toàn thành công một lần.
Các chuyên gia trước đây đã nói rằng với trạng thái hiện tại, chúng ta có thể cần từ 5 đến 10 năm để xây dựng và khởi động một sứ mệnh tùy chỉnh để ngăn chặn một tiểu hành tinh.
6. Vấn đề không chỉ là lý thuyết
Một thiên thạch có kích thước như một ngôi nhà xuất hiện trên bầu trời Chelyabinsk, Nga vào năm 2013.
Đã có hai trường hợp gần đây trong đó các tiểu hành tinh có kích thước nguy hiểm đã đến gần Trái đất và không được phát hiện sớm.
Năm 2013, một tiểu hành tinh có kích thước bằng một ngôi nhà đã phát nổ trên bầu trời, với ảnh hưởng đủ để làm vỡ các cửa sổ và sụp đổ các tòa nhà ở Chelyabinsk, Nga. Nó khiến hơn 1.000 người bị thương.
Vào năm 2019, một tiểu hành tinh rộng 130 mét, đủ lớn để quét sạch một thành phố, đã đi qua ở khoảng cách cách Trái đất 72.000 km. Các chuyên gia chỉ phát hiện ra nó vài ngày trước đó.
Các chuyên gia cho biết họ chỉ có đủ nguồn lực, năng lực và công nghệ để có thể theo dõi khoảng 40% các tiểu hành tinh đang bay qua Trái đất.
7. Nếu đang hướng về Trái đất, nó sẽ đủ lớn để quét sạch một thành phố
Tiểu hành tinh Dimorphos được so sánh với Đấu trường La Mã của Rome.
Dimorphos rộng khoảng 160 mét.
Điều đó tức là nó đủ lớn để quét sạch một thành phố nếu va vào Trái đất, một thành phố cỡ New York .
8. Dimorphos hiện ở rất, rất xa
Ở khoảng cách 11 triệu km, Dimorphos được chọn một phần vì nó đủ xa để không gây ra bất kỳ rủi ro nào cho hành tinh của chúng ta.
Con tàu vũ trụ của NASA được phóng vào ngày 24/11/2021, đã mất 316 ngày để đến được với tiểu hành tinh này.
9. Dimorphos cũng quay quanh một tiểu hành tinh khác
Đồ họa cho thấy ảnh hưởng từ tác động của DART đối với quỹ đạo của Dimorphos.
Một lý do khác khiến Dimorphos được chọn là nó đang quay quanh một tiểu hành tinh lớn hơn, điều này giúp NASA dễ dàng đo lường tác động của vụ va chạm.
Nếu tính toán của NASA là chính xác, quỹ đạo của Dimorphos xung quanh Didymos sẽ ngắn hơn vài phút sau vụ va chạm.
10. Con tàu vũ trụ rất nhỏ so với các tiểu hành tinh
Kích thước tượng trưng của Didymos và Dimorphos.
Dimorphos có khối lượng khoảng 5 triệu tấn, trong khi tàu vũ trụ DART nặng khoảng 600 kg.
Trên ảnh, con tàu vũ trụ chỉ lớn hơn một chút so với chiếc xe buýt ở ngoài cùng bên trái.
11. Con tàu vũ trụ đủ nhỏ để nhét trong một chiếc hộp trên một chiếc xe tải
DART đã được đóng gói và sẵn sàng chuyển đi bằng xe tải.
Khi không triển khai hệ thống cánh năng lượng mặt trời, con tàu vũ trụ dễ dàng nằm gọn trên một chiếc xe tải để vận chuyển đi khắp nơi. Mặc dù kích thước nhỏ, tác động của nó có thể làm lệch quỹ đạo của tiểu hành tinh đi một phần trăm. Nếu tính toán là chính xác, điều đó đủ để thay đổi đáng kể quỹ đạo của nó.
NASA sẽ tiếp tục theo dõi dấu vết của tiểu hành tinh này trong những tuần tới để xem liệu thử nghiệm có thành công hay không.
12. DART là một sứ mệnh tương đối rẻ tiền
So với dự án Artemis của NASA, số tiền bỏ ra cho DART là quá nhỏ.
Theo Space.com, cho đến nay, ngân sách của DART có giá khá rẻ, vào khoảng 313 triệu USD .
Để so sánh, sứ mệnh Artemis của NASA đưa con người trở lại mặt trăng - nơi mà một siêu tên lửa mới sẽ được phóng trong vài tuần hoặc vài tháng tới - sẽ tiêu tốn khoảng 93 tỷ USD.
13. Sẽ có thêm nhiều cuộc giám sát không gian để phát hiện các tiểu hành tinh
NASA cho biết họ sẽ theo dõi chặt chẽ các tác động của sứ mệnh DART để xác định xem liệu chiến lược này có khả thi để bảo vệ Trái đất hay không.
Trong khi đó, các cơ quan không gian khác cũng đang nỗ lực làm việc để cải thiện việc giám sát các tiểu hành tinh lớn xung quanh Trái đất.
NASA đang làm việc để phóng một kính viễn vọng không gian mới vào năm 2026, mặc dù tiến độ của dự án này rất chậm và nó còn vừa bị cắt giảm ngân sách.
- Hình ảnh tàu vũ trụ đâm tiểu hành tinh từ kính viễn vọng 10 tỷ USD
- Khoảnh khắc tàu NASA đâm vào tiểu hành tinh
- Cú đâm của tàu NASA làm tiểu hành tinh bay lệch?