Top 5 cảnh báo không ngờ về ChatGPT - Siêu AI cán mốc 100 triệu người dùng

ChatGPT được ra mắt vào cuối tháng 11/2022 và đang nhận được nhiều sự quan tâm từ phía người dùng và cả các công ty công nghệ lớn, nhờ khả năng viết luận, lập trình, viết nhạc, sáng tác thơ… như người thật chỉ trong vài giây. Đây là chatbot hoạt động dựa trên mô hình xử lý ngôn ngữ tự nhiên NLP (Natural Language Processing).

ChatGPT được phát triển với nguồn dữ liệu lớn để trả lời các câu hỏi của người dùng. Theo đó, sau khi gửi một câu hỏi đến ChatGPT, mô hình sẽ phân tích và tìm kiếm trong kho kiến thức học được để đưa ra một câu trả lời hợp lý nhất.


ChatGPT là một trong những chatbot được nhiều người quan tâm nhất hiện nay. (Ảnh: Time).

Tính đến ngày 31/1, ChatGPT đã đạt được 100 triệu người dùng, nhanh hơn cả TikTok và Instagram. Đặc biệt, trung bình mỗi ngày trong tháng 1, siêu AI này có tới 13 triệu người truy cập.

Vào ngày 1/2 vừa qua, Tổng thống Israel Isaac Herzog là nhà lãnh đạo đầu tiên trên thế giới nhờ ChatGPT hỗ trợ viết bài pát biểu của mình trước gần 20.000 khán giả.

Ông Paul Buchheit, "cha đẻ" của Gmail, đưa ra dự đoán trên Twitter rằng, ChatGPT có thể sẽ khiến cho Google Search ngừng hoặc thay đổi cách thức hoạt động trong vòng một hoặc hai năm nữa.

Trước đó, tỷ phú Bill Gate cũng tỏ ra ủng hộ siêu AI ChatGPT: "AI này đang cung cấp cái nhìn thoáng qua về những gì sắp xảy ra tiếp theo. Tôi ấn tượng với cách tiếp cận, tốc độ đổi mới của nó".

Thế nhưng, bên cạnh những mặt tích cực, ChatGPT cũng tiềm ẩn không ít mối nguy hại khó lường.

1. ChatGPT có thể bị lợi dụng cho mục đích lừa đảo.


Ông Sam Altman là người đồng sáng lập kiêm CEO của OpenAI. (Ảnh: Theneweconomy).

Ông Sam Altman, 37 tuổi, người đồng sáng lập kiêm CEO của OpenAI, nhận định rằng, ChatGPT đang trong hành trình phổ cập với cộng đồng. Giống như bất kỳ AI nào khác, nó cũng gây ra tranh cãi và không thể loại trừ khả năng bị lạm dụng.

"Tôi nghĩ thế hệ của mình đã thích nghi với máy tính và các thay đổi trong lớp học toán khi chiếc máy tính cầm tay xuất hiện. AI có thể là một phiên bản cực đoan hơn, nhưng chúng ta phải học cách chấp nhận nó, bởi khi lợi ích càng lớn thì rủi ro cũng càng cao", CEO của OpenAI cho biết.

Nhiều chuyên gia cũng đưa ra cảnh báo về ChatGPT có thể sẽ bị lạm dụng cho các mục đích như lừa đảo, tấn công mạng, tiếp tay cho đạo văn.

2. Mất dần khả năng tự giải quyết vấn đề


Ngành giáo dục ở Mỹ đang lo ngại về ChatGPT. (Ảnh: AFP).

Sự xuất hiện của "cơn sốt AI" mang tên ChatGPT khiến ngành giáo dục ở Mỹ đang lo ngại về việc học sinh sẽ lạm dụng AI, trở nên lười biếng, gian lận và thậm chí là mất dần khả năng tự giải quyết vấn đề. Đơn cử như tại New York đã tiến hành cấm sử dụng ChatGPT tại các trường học công lập.

3. Có thể tiếp tay cho việc đánh cắp thẻ thanh toán


ChatGPT có thể nguy hại khi bị kẻ xấu lợi dụng. (Ảnh: Getty Image).

Nghiên cứu mới của Check Point Research chỉ ra rằng, ChatGPT có thể thực hiện thành công quy trình lây nhiễm hoàn chỉnh, bao gồm từ việc tạo email lừa đảo, chạy một trình cài cắm, cho đến đánh cắp thông tin. Ngoài ra, chỉ với vài câu lệnh, ChatGPT còn có thể lập sàn giao dịch đen, tạo ra nơi chuyên phục vụ việc buôn bán tự động tài khoản ngân hàng tự động, đánh cắp tài khoản thanh toán…

4. Phát tán tin tức giả trên quy mô lớn


ChatGPT có thể phát tán tin giả trên quy mô lớn. (Ảnh: Shutterstock).

Theo một số chuyên gia, ChatGPT có thể được dùng để phát tán tin giả, thông tin sai lệch trên quy mô lớn, dẫn tới làm suy yếu lòng tin vào các tổ chức, doanh nghiệp.

Theo đó, với khả năng tạo ra những câu trả lời một cách hợp lý và mạch lạc, ChatGPT có thể nguỵ trang cá câu trả lời không chính xác, thiếu xác thực, khiến người dùng khó phân biệt được đâu là thông tin thật.

5. Đe doạ nhiều công việc

Sau khi được phát hành vào tháng 11/2022, ChatGPT được nhiều người sử dụng để viết thư xin việc, viết sách, thậm chí là viết luận. Nhiều người còn thừa nhận chatbot này đã giúp thay đổi cách họ làm việc. Tuy nhiên, ChatGPT cũng có thể là mối nguy hại với nhiều ngành nghệ, ảnh hưởng tới thị trường lao động.

Theo Phó giáo sư Brett Caraway tại Viện Truyền thông, Văn hoá, Thông tin và Công nghệ tại ĐH Toronto: "Công nghệ chưa khiến cho mọi người mất việc, nhưng lại khiến một số người không còn việc làm". Vị chuyên gia này cũng cảnh báo về các lao động trí óc cũng có thể bị đe doạ, chẳng hạn như luật sư, kế toán.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất