Trà xanh: tìm kiếm hy vọng từ thiên nhiên

Mỗi ngày Matthew Hudson đều dùng một miếng socola có tinh chất trà xanh và để nó tan trong miệng.

Hudson, một người bị bệnh bạch cầu, không tin vào những liệu pháp chữa trị tự nhiên. Tuy nhiên ông đã sử dụng liều thuốc này trong vòng hơn 3 năm, kể từ khi bác sĩ của ông tại phòng khám bệnh Mayo đề xuất.

Hudson, luật sư về hưu từ Bắc Virginia, cho biết: “Bệnh của tôi không tiến triển xấu đi kể từ khi tôi sử dụng liều thuốc này. Điều này có nghĩa rằng tôi sẽ vẫn tiếp tục sử dụng nó”.

Một nghiên cứu gần đây của các nhà nghiên cứu Phòng khám bệnh Mayo đã cung cấp thêm các lý do để hy vọng. Họ phát hiện rằng một liều chiết xuất trà xanh cao có tác động tích cực đối với loại ung thư của Hudson, ung thư máu mãn tính nguyên bào lympho (CLL).

Câu chuyện “tiểu thuyết” của Daniel Hauser, một cậu bé 13 tuổi từ Minnesota bị bệnh máu trắng Hodgkin, đã dấy lên những tranh luận về giá trị của các loại thuốc tự nhiên, đặc biệt là trong việc chữa trị ung thư. Trong các phòng thí nghiệm của Mayo hoặc các nơi khác, các nhà khoa học đang đưa những câu hỏi đó vào thử nghiệm, sử dụng kính hiển vi trên mọt thứ từ sụn cá mập đến cây tầm gửi để tìm kiếm câu trả lời. Trung tâm y tế bổ sung thuộc Học viện y tế quốc gia đã tài trợ 47 nghiên cứu liên quan đến ung thư về các vấn đề như: chế độ ăn chay, đậu nành, yoga, hạt lanh, tự thôi miên, dầu cá, mát xa, châm cứu, vân vân.

Cho đến nay, hầu hết các nghiên cứu đều tập trung vào những liệu pháp thay thể giúp giảm đau hoặc các tác động phụ của quá trình chữa trị ung thư, Mary Jo Kreitzer, giám đốc Trung tâm chữa bệnh và tâm linh của Đại học Minnesota, cho biết.

Các nghiên cứu tìm kiếm những thuộc tính có thể chống lại ung thư không đem lại kết quả khả quan, bà nhận xét: “Chưa hề có những nghiên cứu thực sự phát hiện thấy liều thuốc tự nhiên có thể chữa ung thư”. Nghiên cứu về trà xanh có nhiều hứa hẹn, nhưng cũng gặp nhiều khó khăn trong nỗ lực tận dụng khả năng chữa trị của tự nhiên.

Đây chỉ là một nghiên cứu thông thường, và những kết quả tìm thấy không thể hiện một bước đột phá lớn. Chỉ 1 trong 33 bệnh nhân có tiến triển tích cực đủ để xếp vào danh mục “dịu bớt”. Tuy nhiên trong 12 bệnh nhân, mấu bạch huyết ở 11 người đã giảm một nửa kích thước trong vòng 6 tháng.

Tiến sĩ Tait Shanafelt, chuyên gia ung thư tại Phòng khám bệnh Mayo, người chỉ đạo nghiên cứu được công bố trên tạp chí uy tín Journal of Clinical Oncology, cho biết: “Đây là một tín hiệu khả quan, nó cho thấy có những lợi ích nhất định cho các bệnh nhân”.

Là một hà khoa học, Shanafelt bị hấp dẫn bởi khả năng chữa bệnh của trà xanh từ vài năm trước. Trong nhiều thế kỷ, trà xanh luôn được nhắc đến với những lợi ích cho sức khỏe, bao gồm ngăn ngừa ung thư. Vì vậy, ông và các đồng nghiệp đã quyết định đưa loại thảo dược này vào thí nghiệm. Họ đặt tế bào bệnh bạch cầu vào trong một ống nghiệp và cho nó tiếp xúc với chiết xuất trà xanh, gọi là EGCG (epigallocatechin gallate). Hầu hết các tế bào bị quét sạch.

Khi kết quả này được biết đến, một số bệnh nhân bắt đầu sử dụng sản phẩm chiết xuất EGCG này, và họ cho thấy những tín hiệu tích cực.

Tại thời điểm đó, họ quyết định thực hiện một thí nghiệm chính thức, cho 33 bệnh nhân sử dụng liều chiết xuất trà xanh cô đặc. Không có bệnh nhân nào đang thực hiện hóa học trị liệu vì bệnh của họ vẫn đang trong giai đoạn đầu. Mục đích là để xem liệu trà xanh có kiềm chế sự phát triển của bệnh hay không

Các bệnh nhân không thể uống đủ trà để có đủ liều, khoảng 2000 miligam hai lần một ngày – tương đương với khoảng hơn 100 cốc trà một ngày. Thay vào đó, họ sử dụng chiết xuất được cô đặc trong bao con nhộng.

Vì không có công ty dược nào tài trợ cho nghiên cứu, Shanafelt quay sang một tổ chức của bệnh nhân, gọi là CLL Topics. Tổ chức này đã tài trợ gần 400.000 đô la cho nghiên cứu này và nhiều nghiên cứu khác.

Tiến sĩ Chaya Venkat, người sáng lập ra tổ chức cùng với người chồng quá cố của mình, cho biết bà rất háo hức trong việc đưa lý thuyết về trà xanh vào thử nghiệm. Chồng bà, P.C. Venkat từ Sedona, Ariz., đã sử dụng chiết xuất trà xanh trong vài năm trước khi chết mùa hè năm ngoái ở độ tuổi 59. Mặc dù tin tưởng vào tác dụng của trà xanh đối với bệnh bạch cầu, bà vẫn thận trọng: “Tôi là một nhà khoa học, vì vậy tôi không đoán trước kết quả trước khi thực hiện thí nghiệm”.

Kết quả của nghiên cứu tại Mayo rất đáng khích lệ, nếu không muốn nói hoàn hảo, bà cho biết: “Nghiên cứu tại Mayo cho thấy trà xanh thực sự có ích cho bệnh nhân. Nó có thể làm giảm quá trình phát triển bệnh. Tuy nhiên nghiên cứu cũng chứng tỏ rằng trà xanh không thực sự chữa lành CLL”.

Hầu hết các bệnh nhân chỉ có tác dụng phụ nhẹ, ví dụ như buồn nôn nhẹ. Shanafelt và nhóm nghiên cứu hiện đang thực hiện nghiên cứu tiếp theo.

Kể cả đây là một thành công, ông cho biết, không có nghĩa rằng các bệnh nhân ung thư nên bắt đầu sử dụng trà xanh ngay lập tức. “Chúng tôi cho rằng trà xanh rất lành tính, nhưng nó cũng có nguồn gốc giống như những hóa chất hoặc các loại thuốc khác”.

Shanafelt kết luận: “Tôi cho rằng một số thứ chúng tôi thực hiện trong phòng thí nghiệm giống như phép thuật. Nhưng trong tự nhiên cũng có rất nhiều thứ nhiệm màu”.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất