Tranh cãi về dùng huyết cua móng ngựa siêu đắt trong ngành dược phẩm
Các nhóm bảo vệ động vật đang thúc đẩy dùng chế phẩm thay thế tổng hợp cho huyết cua móng ngựa trong thử nghiệm an toàn dược phẩm.
Các cục máu đông giàu đồng của loài cua móng ngựa huyết xanh (hay còn gọi là con sam) có chứa nội độc tố vi khuẩn thường được sử dụng để phát hiện hiện tượng nhiễm khuẩn.
Tập đoàn công nghệ sinh học Lonza (Thụy Sĩ) và Phòng thí nghiệm Charles River (Mỹ) là hai đơn vị sản xuất các xét nghiệm nội độc tố dựa trên huyết cua nhằm phát hiện hiện tượng nhiễm khuẩn. Mỗi lít huyết cua này có giá lên tới hơn 15.000 USD.
Hai nhà cung cấp này đang mâu thuẫn trong việc sử dụng huyết cua hay Yếu tố tái tổ hợp C (rFC) để thực hiện thí nghiệm.
Trước đó, Tập đoàn công nghệ sinh học Lonza đã phát triển một chế phẩm nhân tạo được gọi là rFC để thay thế huyết của loài cua trong các xét nghiệm nội độc tố. Sáng kiến này giúp ngành công nghiệp dược phẩm giảm bớt sự phụ thuộc vào động vật hoang dã.
Song Phòng thí nghiệm Charles River đã chỉ trích phương án thay thế này, lập luận rằng việc thay đổi xét nghiệm có thể không an toàn cho bệnh nhân.
Trung tâm Dược điển Mỹ (USP), đơn vị xuất bản nhiều ấn phẩm có ảnh hưởng trong ngành dược, từng đề xuất bổ sung rFC vào các chương trình thử nghiệm nội độc tố hiện hành.
Các cục máu đông của loài cua có chứa nội độc tố vi khuẩn thường được sử dụng để phát hiện hiện tượng nhiễm khuẩn. (Ảnh: The Guardian).
Song USP hôm 29/5 đã thay đổi quan điểm, đồng thời đưa rFC vào một chương trình độc lập. Do đó, các công ty dược phẩm sẽ phải hoàn thiện thêm nhiều thủ tục để thay thế huyết cua bằng rFC trong xét nghiệm.
Các chuyên gia của USP chưa ghi nhận được nhiều bằng chứng cho thấy tính hiệu quả của rFC. Trong khi đó, huyết cua vốn được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực dược phẩm suốt nhiều thập kỷ.
USP khẳng định đơn vị này sẽ hỗ trợ các nỗ lực chuyển đổi và thay thế máu cua sang rFC trong tương lai.
Eli Lilly, một nhà sản xuất dược phẩm, nhận xét các xét nghiệm nội độc tố sử dụng rFC khá an toàn. Dù vậy, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khi phải bổ sung thủ tục để thay thế huyết cua bằng rFC.
Cả tập đoàn dược phẩm Lonza và Charles River đều chưa đưa ra bình luận về quyết định mới nhất của USP.
Hàng năm, các cơ sở y tế thực hiện khoảng 70 triệu xét nghiệm nội độc tố. Theo các nhà nghiên cứu, nếu rFC trở nên phổ biến, thị trường dược phẩm có thể ghi nhận mức doanh thu 1 tỷ USD vào năm 2024.
- Bạn có tin cái bình nước màu xanh này có giá tới... 300 triệu đồng/lít?
- Sự thật "hãi hùng" về hài cốt mỹ nhân trong lăng mộ Chu Nguyên Chương
- Nguyên mẫu đời thực của cậu bé rừng xanh: Không nói được tiếng người, sống như kẻ thiểu năng và chết trong bệnh tật sau 20 năm rời bầy sói