Triển vọng chế tạo thuốc “siêu trí nhớ” trị bệnh Alzheimer
Cả não người và não chuột đều sản sinh ra một gene tên là PKR khi khởi phát chứng sa sút trí tuệ do tuổi già (bệnh Alzheimer).
Mới đây, các nhà khoa học đã khám phá ra một gene có khả năng ức chế việc giải phóng PKR - một bước đột phá không chỉ hứa hẹn đẩy lùi diễn tiến của những bệnh liên quan đến tuổi tác, mà còn giúp chúng ta cải thiện đáng kể khả năng trí nhớ.
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Baylor (Mỹ) phát hiện khi gene PKR của chuột bị ức chế, một phân tử miễn dịch khác, tên là gamma interferon, gia tăng sự liên lạc giữa các tế bào thần kinh, giúp cải thiện trí nhớ và làm cho não hoạt động hiệu quả hơn. Gamma interferon có thể được kích hoạt bằng một mũi tiêm có chứa gene ức chế PKR vào bụng chuột, thay cho các liệu pháp gene thông thường vốn mất rất nhiều thời gian. Thử nghiệm với một loạt bài kiểm tra trí nhớ cho thấy nhóm chuột không có gene PKR có thể chọn ra các mô hình và nhớ chúng ngay lần đầu tiên, trong khi nhóm chuột đối chứng cần nhiều ngày mới hoàn tất yêu cầu đặt ra. Không chỉ vậy, chuột khuyết gene PKR còn có trí nhớ và khả năng học hỏi tốt hơn đồng loại.
Nhóm nghiên cứu cho rằng liệu pháp này có thể áp dụng ở người khi các nhà khoa học chế tạo được loại “thuốc trí não” dùng trị bệnh Alzheimer hoặc đơn giản chỉ để giúp tăng cường trí nhớ.