Triệu chứng và cách phòng chống bệnh cúm A/H7N9

Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), dịch cúm A/H7N9 đang diễn biến phức tạp, khó lường và có nguy cơ bùng nổ thành đại dịch.

Hiện tại, dịch cúm A/H7N9 đang bùng phát trở lại tại Trung Quốc khiến nhiều người tử vong. Nước ta có đường biên giới chung dài với Trung Quốc, lại có quan hệ giao thương rất sôi động nên nguy cơ lây nhiễm cúm A/H7N9 từ nước bạn được Bộ Y tế đánh giá là rất cao. Chính phủ, các bộ ngành liên quan và nhiều địa phương trong cả nước đã xây dựng các phương án đối phó nhằm hạn chế đến mức tối đa ảnh hưởng nếu dịch cúm A/H7N9 xảy ra ở Việt Nam.

1. Một số thông tin về dịch cúm A/H7N9

Virus cúm A/H7N9 là một chủng mới, có nguồn gốc gene từ virus cúm gia cầm và một số loài chim, có khả năng lây nhiễm cho người dẫn đến viêm phổi nặng tiến triển nhanh, tỷ lệ tử vong cao (trên 27%). Hiện đường lây truyền của virus cúm A/H7N9 chưa được hiểu biết rõ ràng và cũng chưa có kết luận nào về sự lây truyền dịch cúm từ người sang người. Tuy nhiên đa số các ca bệnh cúm A/H7N9 được phát hiện đều có tiếp xúc gần với các loại gia cầm bị nhiễm virus cúm A/H7N9.


Trước khi hoành hành gây chết người ở Trung Quốc, virus cúm A/H7N9 chưa từng gây bệnh ở người.

Trước khi hoành hành gây chết người ở Trung Quốc, virus cúm A/H7N9 chưa từng gây bệnh ở người, chủng cúm này thỉnh thoảng được phát hiện ở các loại chim, gà. Các chủng cúm trong "gia đình" virus cúm H7 đã khiến hơn 100 người nhiễm bệnh trong 10 năm qua. Theo một nghiên cứu trên Tạp chí Virus sinh học năm 2003, chủng cúm "họ hàng" với H7N9 là H7N7 đã bùng phát khiến 89 người Hà Lan nhiễm bệnh, một người chết.

Các chữ "H" và "N" trong tên của virus tương ứng với hai thành phần protein trên bề mặt virus (kháng nguyên) là hemagglutinin và neuraminidase. Virus cúm có tới 16 loại hemagglutinin và 9 loại neuraminidase tạo ra nhiều sự kết hợp khác nhau dẫn đến có nhiều chủng virus cúm với động lực khác nhau như cúm A/H1N1, H3N2, H5N1, H7N9...

2. Các triệu chứng của bệnh nhân cúm A/H5N1

Qua nghiên cứu các bệnh nhân mắc cúm A/H7N9 ở Trung Quốc, các nhà khoa học thấy triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân cúm A H5N1 tương tự như các chủng cúm khác, bao gồm:


Không ăn thịt gia cầm ốm, chết hoặc không rõ nguồn gốc mà phải đem tiêu huỷ ngay khi phát hiện.

Chụp X quang phổi thấy có hình ảnh tổn thương giống như do cúm A/H5N1: các đám mờ không đồng đều, lúc đầu thường xuất hiện ở một thùy phổi sau lan ra khắp 2 phổi nếu không được điều trị kịp thời. Mức độ tổn thương phổi trên phim X quang cũng tương ứng với độ nặng, nhẹ của bệnh nhân trên lâm sàng.

Để chẩn đoán xác định nhiễm cúm A/H7N9 cần phải phân lập được virus từ bệnh phẩm là dịch lấy ở hầu họng hoặc dịch phế quản, định danh và xác định trình tự gene bằng kỹ thuật PCR hoặc nuôi cấy ở những phòng xét nghiệm virus hiện đại ở các viện Vệ sinh dịch tễ.

3. Phòng và điều trị bệnh cúm A/H7N9

Phòng bệnh

Đối với cá nhân:


Cần giám sát đàn gia cầm nuôi trong khu vực.

Đối với cộng đồng

Điều trị

Đến nay, 2 loại thuốc có tác dụng điều trị đặc hiệu virus cúm A/H7N9 là Oseltamivir (Tamiflu) và Zanamivir được Bộ Y tế chuẩn bị sẵn để điều trị cho bệnh nhân nhiễm cúm A/H7N9. Tuy nhiên thuốc chỉ có tác dụng tốt nhất trong thời gian 48h sau khi bị sốt nên bệnh nhân nghi mắc cúm cần đến các bệnh viện sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nặng nguy hiểm đến tính mạng. Các biện pháp hồi sức tích cực như: thở máy, lọc máu ngoài cơ thể, truyền máu, truyền huyết tương, trợ tim mạch... được áp dụng cho các bệnh nhân nặng, nguy kịch tuy nhiên tỷ lệ tử vong là rất cao.

Bs: Trần Đức Băng
Bv Đa khoa tỉnh Hưng Yên

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất