Trung Quốc mở cửa trạm nghiên cứu hơn 5.000m2 ở Nam Cực

Ngày 7/2, trạm nghiên cứu Qinling của Trung Quốc ở  châu Nam Cực đã chính thức đi vào hoạt động.

Trạm Qinling là cơ sở nghiên cứu thứ ba của Trung Quốc tại Nam Cực có thể hoạt động quanh năm, chứa tới 80 người vào mùa hè và 30 người vào mùa đông. Trạm xây dựng trên đảo Inexpressible, hòn đảo nhiều đá và có gió mạnh, gần Biển Ross. Do điều kiện môi trường độc đáo tại đây, trạm sử dụng một hệ thống không gian tích hợp và công nghệ xanh đặc biệt.


Qinling, trạm nghiên cứu khoa học thứ 5 của Trung Quốc ở châu Nam Cực, chụp bằng drone ngày 6/2/2024. (Ảnh: China Daily).

Với diện tích 5.244m2, cơ sở mới được thiết kế theo hình chòm sao Nam Thập Tự để tôn vinh Trịnh Hòa, nhà thám hiểm kiêm nhà hàng hải Trung Quốc, từng sử dụng chòm sao này để điều hướng trong những chuyến đi đến Biển Tây.

Trạm gồm 3 khu vực chính với một phòng chung ở giữa phục vụ mục đích ăn uống và làm việc, liên kết với khu sinh hoạt mùa hè và phòng thí nghiệm ở hai đầu. "Ký túc xá" mùa đông nằm trên tầng 2 của trung tâm.

Thiết kế bên trong trạm Qinling có tính tích hợp cao và được chế tạo theo module tại Trung Quốc để có thể vận chuyển đến công trường và lắp ráp sau. Trục dài của tòa nhà chính thẳng hàng với hướng gió thịnh hành. Một phần tầng trệt được nâng lên để tránh tình trạng tích tụ tuyết ở Nam Cực. "Bằng cách này, chúng tôi tốn ít diện tích nhất để xây trạm, đồng thời giảm tối đa tác động đến cảnh quan địa phương", kiến trúc sư Zhu He nói.

Xây trạm khoa học ở Nam Cực cũng giống như xây dựng ở vùng đất không người. Vì vậy, mỗi trạm nghiên cứu đều được trang bị cơ sở hạ tầng tự cung tự cấp. "Trạm có thể hỗ trợ các nhu cầu cơ bản hàng ngày như cung cấp nước và xử lý chất thải", Zhu cho biết.

Một sân bay trực thăng đang được xây dựng cách Qinling khoảng 1km. Trực thăng rất cần thiết cho việc vận chuyển người và hàng hóa đến trạm. Khu vực này cũng được sử dụng làm nhà máy năng lượng cho trạm. Hai nguồn năng lượng mới, điện mặt trời và điện gió, đang được thử nghiệm tại đó. Sau khi hoàn thành, 60% năng lượng cho trạm mới sẽ đến từ hai nguồn này.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất