Trung Quốc phát hiện bộ nhạc cụ cổ từ thời Đông Chu

Các nhà khảo cổ ở tỉnh Chiết Giang, miền Đông Trung Quốc, mới đây đã phát hiện một bộ dụng cụ âm nhạc bằng sứ trong khuôn viên khu di tích hoàng cung Việt (Yue Kingdom), từ thời Đông Chu (năm 770 trước Công nguyên đến năm 256 trước Công nguyên), hiện nằm ở quận Việt Thành, thành phố Thiệu Hưng của tỉnh này.


Bộ nhạc cụ được khai quật tại khu di tích hoàng cung Việt ở thành phố Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, miền Đông Trung Quốc, ngày 12/6/2023. (Ảnh: THX/TTXVN).

Bộ sưu tập mới được phát hiện gồm 3 nhạc cụ gõ hình trụ và 6 nhạc cụ giống chuông chùm cổ. Đây là lần đầu tiên một bộ nhạc cụ dạng này được tìm thấy tại các địa điểm khảo cổ liên quan tới văn hóa nhà Việt. Những nhạc cụ hình trụ thường đi kèm với các loại trống, được sử dụng để làm thanh hiệu để tiến quân hoặc thu quân trên chiến trường.

Theo nhà nghiên cứu Luo Rupeng từ Viện Di sản văn hóa và khảo cổ tỉnh Chiết Giang, thông thường những bộ dụng cụ như vật được được làm từ chất liệu đồng. Tuy nhiên, thời kỳ nhà Việt, kim loại đồng quý hiếm được ưu tiên sử dụng để chế tạo vũ khí và công cụ làm nông thay vì chế tạo nhạc cụ.

Ngoài các nhạc cụ, nhiều hiện vật có giá trị cũng đã được tìm thấy tại địa điểm khảo cổ này, trong đó có các mảnh gốm quý hiếm, chủ yếu là đồ dùng nhà bếp, vật dụng chứa đồ ăn...

Các nhà khảo cổ cũng phát hiện những mái chèo làm bằng gỗ, củng cố hiểu biết rằng người dân thời Nam Việt thường đi lại bằng thuyền. Nhiều thành phần của gạo và các giống cây trồng cũng được tìm thấy ở địa điểm khảo cổ này.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất